Người Việt ở miền núi từ góc nhìn thích ứng văn hóa
Một số vấn đề lý luận về thích ứng của con người trước môi trường sống mới. Hà Giang - môi trường sống mới và lịch sử chuyển dân cư của người Việt. Thích ứng của người Việt với môi trường tự nhiên, thích ứng của người Việt trong các quan hệ xã hội
2018
Trong đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam, người Việt (Kinh) có dân số đông nhất (85% cả nước, theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009). Địa bàn cư trú chính của người Việt là các vùng châu thổ, trung du, ven biển; song do nhiều nguyên nhân, người Việt còn chuyển đến cư trú tại các vùng miền núi.
Trong lịch sử phát triển của mình, người Việt đã tiến hành nhiều đợt chuyển cư lên miền núi trong đó có vùng Đông Bắc- một vùng văn hóa mở, hành lang giao lưu văn hóa với đồng bằng, giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Cũng như ở các tỉnh khác trong vùng Đông Bắc, người Việt ở Hà Giang đa dạng về nguồn gốc, thành phần kinh tế - xã hội. Tính thích ứng của khối nông dân Việt ở Tỉnh Hà Giang là chủ đề nghiên cứu lý thú. Qua đó chỉ ra tính thích nghi và lan tỏa ảnh hưởng của người Việt trước môi trường sống mới trong quá trình chuyển cư.
Nội dung cuốn “Người Việt ở miền núi từ góc nhìn thích ứng văn hóa” của tác giả Nguyễn Phương Thảo bao gồm 5 chương:
. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thích ứng của con người trước môi trường sống mới.
. Chương 2: Hà Giang- Môi trường sống mới và lịch sử chuyển cư của người Việt
. Chương 3: Thích ứng của người Việt với môi trường tự nhiên
. Chương 4: Thích ứng của người Việt trong các quan hệ xã hội
. Chương 5: Kết quả và bàn luận
Nguyễn Phương Thảo. Người Việt ở miền núi từ góc nhìn thích ứng văn hóa. Khoa học Xã hội, 2018.
Người Việt ở miền núi từ góc nhìn thích ứng văn hóa | Đại cương Ngôn ngữ học. Tập 2: Ngữ dụng học | Đại cương Ngôn ngữ học. Tập 1 |
Thứ Tư, 15:00 16/03/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.