Đạo đức môi trường ở nước ta: Lý luận và thực tiễn
Đạo đức môi trường không chỉ là những hành vi mang tính chuẩn mực đơn thuần, mà nó là hành vi được chủ thể thực hiện một cách tự giác với tinh thần trách nhiệm, những hành vi đó là hành vi vì môi trường tự nhiên.
2011
Đạo đức môi trường không chỉ là những hành vi mang tính chuẩn mực đơn thuần, mà nó là hành vi được chủ thể thực hiện một cách tự giác với tinh thần trách nhiệm, những hành vi đó là hành vi vì môi trường tự nhiên. Đã có một thời chúng ta cho rằng con người là trung tâm, là đứng trên tự nhiên. Con người có quyền khai thác, kể cả phá hủy môi trường tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình. Điều này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống con người( bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu, bệnh tật…). Ngày nay chúng ta đã và đang thay đổi mối quan hệ của mình đối với tự nhiên. Đó là mối quan hệ phải tôn trọng và vì môi trường tự nhiên.
Cuốn sách được viết dựa trên kết quả nghiên cứu của dự án điều tra cơ bản “Đánh giá đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay” do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện. Nội dung được đề cập tới những vấn đề:
1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về đạo đức môi trường. trình bày một số khái niệm: đạo đức, đạo đức môi trường, các tiêu chí đánh giá đạo đức môi trường, các chức năng cơ bản của đạo đức môi trường. Đây là vấn đề còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay.
2. Kinh nghiệm bảo vệ môi trường ơ một số nước nhìn từ góc độ đạo đức môi trường. Phần này phân tích kinh nghiệm bảo vệ môi trường của một số quốc gia, chỉ ra những khía cạnh đạo đức của nhũng hoạt động bảo vệ môi trường. đây là những kinh nghiệm quý với chúng ta.
3. Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay; Nhận thức của người dân về đạo đức môi trường. Từ góc độ của đạo đức môi trường tác giả đã chỉ ra thực trạng còn có nhiều hành vi mang tính phi đạo đức môi trường xảy ra ở mọi nơi từ thành thị, nông thôn đến miền núi. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ô nhiếm môi trường và việc bảo vệ môi truòng chưa bền vững ở nước ta. Điều đang lo ngại là nhiều khi chúng ta ý thức được hậu quả của hành vi của mình, song vẫn thực hiện hành vi đó.
Nghĩa vụ bảo vệ môi trường không hình thành một cách tự nhiên, nhất thời, mà nó được hình thành và hoàn thiện trong cả quá trình giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân, thậm chí cả trong quá trình đấu tranh, thử thách của cuộc sống.
Vũ Dũng. Đạo đức môi trường ở nước ta: Lý luận và thực tiễn, Từ điển Bách Khoa, 2011.
Hiện thực hóa cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động đến Việt Nam |
Thứ Năm, 09:50 15/07/2021
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.