Giải đáp một số câu hỏi thường gặp của bạn đọc khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại Trung tâm Thông tin Thư viện

Câu 1: Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có mấy địa điểm và thời gian mở cửa phục vụ của thư viện là như thế nào?

Trả lời:

- Trung tâm Thông tin Thư viện đặt tại cả 3 cơ sở của Nhà trường:

+ Cơ sở 1 (298 Cầu Diễn, Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội): Nhà A11

+ Cơ sở 2 (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội): Tầng 1,2 Nhà B8

+ Cơ sở 3: (phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam): Tầng 3 – C18

- Thời gian phục vụ:

Khu vực

Phòng

Địa điểm

Từ thứ 2 - Thứ 6

Thứ 7

Chủ Nhật

Khu A

Đọc 1A

T.1 - A11

7h00 - 12h00
13h00 -21h00

7h00 - 12h00
13h00 - 16h30

Đọc 2A

T.2 - A11

7h00 - 12h00
13h00 -21h00

7h00 - 12h00
13h00 - 16h30

Đọc 3A

T.3 - A11

7h00 - 12h00
13h00 - 16h30

Mượn về nhà

T.1 - A11

7h00 - 12h00
13h00 - 16h30

Phát hành

T1 – A11

7h00 - 12h00
13h00 - 16h30

Học nhóm

T.4 - A11

7h00 - 12h00
13h00 - 16h30

Khu B

Đọc 1B

Mượn về nhà

T.1 - B8

7h00 - 12h00
13h00 - 21h00

7h00 - 12h00
13h00 - 16h30

Đọc 2B

T.2 - B8

7h00 - 12h00
13h00 -14h30

7h00 - 12h00
13h00 - 16h30

Khu C

Đọc 1C

Mượn về nhà

T.3 - C12

7h00 - 12h00
13h00 -14h31

Ghi chú:

  1. Ngày Lễ, Tết nghỉ theo quy định chung của ĐHCNHN, có thông báo trên webite https://lic.haui.edu.vn/vn
  2. Ngày nghỉ sự kiện riêng của Trung tâm (hội nghị, hội thảo…) có thông báo tại các phòng.
  3. Thời gian phục vụ trong dịp nghỉ hè, lịch cụ thể sẽ được thông báo trên website https://lic.haui.edu.vn/vn

Câu 2: Các thủ tục để bạn đọc tiến hành làm thẻ thư viện?

Trả lời:

Bạn đọc không phải làm thẻ thư viện. Khi muốn sử dụng dịch vụ thư viện, bạn đọc đến Trung tâm Thông tin Thư viện cần xuất trình thẻ cán bộ giáo viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh cho thủ thư để làm thủ tục mượn và sử dụng dịch vụ của thư viện.

Câu 3: Bạn đọc có thể cho người khác mượn thẻ để vào thư viện được không?

Trả lời:

Bạn đọc không được cho người khác mượn thẻ của mình dưới mọi hình thức. Trường hợp bạn đọc vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của Thư viện.

Câu 4: Làm thế nào để biết cách sử dụng Thư viện?

Trả lời:

Để biết cách sử dụng Thư viện, bạn đọc truy cập truy cập và xem hướng dẫn sử dụng dịch vụ thư viện theo địa chỉ https://lic.haui.edu.vn/vn

Để được tư vấn:

+ Trao đổi qua Email theo các địa chỉ sau:

thuvienhaui1@gmail.com;

thuvienhaui2@gmail.com;

thuvienhaui3@gmail.com;

thuvienhaui4@gmail.com

+ Hỏi trực tiếp tại quầy thủ thư các phòng phục vụ.

Câu 5: Làm thế nào để bạn đọc có thể tìm được tài liệu trong Thư viện?

Trả lời:

Bạn đọc tìm tại liệu trong Thư viện bằng hai cách:

Cách 1:Tìm qua hệ thống mục lục tại các phòng phục vụ

Hệ thống mục lục là tập hợp hệ thống phiếu mô tả được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Mỗi tên sách được thực hiện trên một phiếu mô tả (tên tác giả, tên sách, năm xuất bản, nhà xuất bản, ký hiệu xếp giá).

Đọc giả mượn sách tra tìm trong mục lục chữ cái (nếu đã biết tên sách) hoặc trong mục lục phân loại. Khi đã tìm thấy tài liệu, đọc giả ghi ký hiệu xếp giá thư viện (ở phía trên bên trái tờ phích) và tên sách, báo, tạp chí vào phiếu yêu cầu, rồi đưa cho cán bộ thư viện. Khi tra tìm tài liệu đọc giả không làm hư hỏng các phích sách, phích tiêu đề. Tra tìm xong phải để các ô phích vào vị trí cũ.

Cách 2: Tìm kiếm qua OPAC trên máy tính

Trên các máy tính tra cứu đặt tại mỗi phòng đọc, phòng mượn, bạn đọc truy cập vào địa chỉ http://lib.haui.edu.vn/opac80/

Việc tìm kiếm được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Trên màn hình chờ sẵn chọn loại ấn phẩm cần tìm kiếm (sách, luận án, bài trích,...)

Bước 2: Chọn chế độ tìm kiếm phù hợp (đơn giản, chi tiết, nâng cao).

Bước 3: Nhập các thông tin liên quan đến tài liệu cần tìm kiếm (Phần bắt buộc):

+ Tiêu đề : Nhập một phần hoặc toàn bộ tiêu đề ấn phẩm.

+ Từ khóa: Là từ hoặc cụm từ đủ nghĩa được chọn làm đặc trưng cho một tài liệu (với một số trường thông tin như Tác giả, Từ khóa, bạn đọc có thể sử dụng siêu liên kết và Từ điển tương ứng)

Bước 4: Chọn chế độ hiển thị bạn muốn: “ISBD” kết quả tìm kiếm có đầy đủ các yếu tố, hay chế độ hiển thị “Đơn giản”. Tiếp đó giới hạn kết quả tìm bằng hộp danh sách “Giới hạn kết quả”.

Bước 5: Nhấn nút Tìm kiếm, bạn sẽ có kết quả mong muốn.

Chú ý:

+ Trong tìm kiếm nâng cao có thể sử dụng các toán tử logíc như OR, AND, NOT với trường hợp thông tin như nhan đề, tác giả, từ khóa.

+ Bạn đọc có thể nhấn nút Back hoặc Forward (quay lại hoặc tiến lên).

Câu 6: Cách để bạn đọc mượn/trả tài liệu đọc tại chỗ là như thế nào?

Trả lời:

Để mượn tài liệu đọc tại chỗ, bạn đọc đến trực tiếp một trong các phòng đọc sau:

Cơ sở 1:

Phòng đọc 1A, Tầng 1 - A11

Phòng đọc 2A, Tầng 2 - A11

Phòng đọc 3A, Tầng 3 - A11

Cơ sở 2:

Phòng đọc 1B, Tầng 1 - B8

Phòng đọc 2B, Tầng 1 - B8

Cơ sở 3: Phòng đọc 1C, Tầng 3 – C18

Khi đến các phòng đọc, bạn đọc xuất trình thẻ cho thủ thư trước khi vào phòng. Tra tìm tài liệu bằng danh mục tài liệu bản giấy hoặc trên máy tính tra cứu được đặt tại mỗi phòng đọc. Sau khi tìm được thông tin về tài liệu cần mượn, bạn đọc căn cứ vào mã sách ghi trên danh mục hoặc hiển thị ra trên máy tính vào kho tìm tài liệu. Sau đó tìm được, bạn đọc quay trở lại bàn thủ thư ghi đầy đủ thông tin cá nhân (Họ tên, ngày sinh, lớp, mã thẻ), thông tin tài liệu cần mượn(Tên tài liệu, số đăng ký cá biệt của tài liệu: Vd, TL) vào phiếu yêu cầu và làm thủ tục mượn tại quầy thủ thư.

Câu 7: Cách thức để bạn đọc mượn Giáo trình/ Tài liệu tham khảo mang về nhà?

Trả lời:

Để mượn Giáo trình/ Tài liệu, sách tham khảo về nhà bạn đọc đến một trong các địa điểm sau:

Cơ sở 1: Phòng mượn về nhà Tầng 1 – A11

Cơ sở 2: Phòng Đọc 1B, tầng 1 Nhà B8

Cơ sở 3: Phòng đọc 1C, tầng 3 – Nhà C18

Tại đây sau khi tìm thông tin tài liệu cần mượn, bạn đọc ghi đầy đủ thông tin cá nhân (Họ tên, ngày sinh, lớp, mã thẻ), thông tin tài liệu cần mượn (Tên tài liệu, số đăng ký cá biệt của tài liệu: GT) vào phiếu yêu cầu cùng thẻ thư viện và mượn tại quầy thủ thư

Khi làm thủ tục ghi mượn tại quầy thu thư, bạn đọc cần kiểm tra tình trạng của tài liệu trước khi mang tài liệu ra khỏi thư viện.

Để biết được thủ tục mượn giáo trình, tham khảo về nhà, bạn đọc có thể xem nội quy phòng mượn Giáo trình trên website thư viện và treo tại phòng mượn về nhà.

Câu 8: Bạn đọc có thể mượn về nhà tối đa bao nhiêu cuốn và thời gian bao lâu?

Trả lời:

* Đối với cán bộ và giảng viên: Được mượn tối đa 05 cuốn trong thời hạn 30 ngày, sách mượn phải trả đúng hạn quy định, nếu quá thời hạn không được mượn sách tiếp. Trường hợp tài liệu mượn bị mất hoặc hư hỏng, phải bồi thường theo nội quy của Thư viện.

* Đối với sinh viên: Mỗi môn học, sinh viên được mượn tối đa 03 cuốn đối với sách tham khảo trong thời hạn 30 ngày và 10 cuốn đối với giáo trình trong thời hạn 90 ngày.

Lưu ý:

+ Bạn đọc mượn tài liệu phải trả đúng hạn đã quy định, nếu quá hạn không được mượn sách tiếp và phải nộp phí quá hạn.

+ Trường hợp tài liệu bị hư hỏng, mất, phải bồi thường theo nội quy của Thư viện.

+ Đối với sinh viên cuối khóa: Tài liệu phải được hoàn trả trước khi nhận bằng tốt nghiệp, nếu vi phạm sẽ bị phạt và hoãn nhận bằng tốt nghiệp.

Câu 9: Để có thể tra tìm và mượn trả các tài liệu điện tử trong Thư viện của Nhà trường thì cần thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Để thực hiện tra tìm, mượn tài liệu điện tử bạn đọc cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng Bookworm trên thiết bị di động hoặc trên máy tính cá nhân.

Bước 2: Truy cập vào ứng dụng Bookworm thông qua: Username (mã sinh viên), Password lần đầu đăng nhập do Trung tâm Thông tin Thư viện cung cấp.

Bước 3: Sử dụng dịch vụ

Để biết cách tải và sử dụng bạn đọc tham khảo hướng dẫn cài đặt và sử dụng bookworm, tra tìm và mượn trả tài liệu điện tử tại địa chỉ https://lic.haui.edu.vn/vn/tin-tuc/huong-dan-su-dung-bookworm/63299

Câu 10: Khi mất, quên tài khoản, password để sử dụng thư viện số thì cần phải làm gì?

Khi mất hoặc quên mật khẩu tài khoản để truy cập vào Opac, Bookwoorm, bạn đọc cần liên hệ với bộ phận nghiệp vụ phụ trách IT tại Tầng 4 – A11

Câu 11: Vị trí các phòng chức năng tại Thư viện?

Trả lời:

  1. Nhà A11 tại Cơ sở 1: 298 đường Cầu Diễn, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tầng 4: Phòng Máy tính; Phòng học nhóm; Phòng nghiệp vụ phụ trách về IT

Tầng 3: Phòng Đọc 3A; Phòng Phó Giám đốc TT

Tầng 2: Phòng Đọc 2A; Phòng Họp

Tầng 1: Phòng Giám đốc; Phòng Nghiệp vụ; Phòng Mượn về nhà

Phòng Đọc 1A; Phòng Phát hành

  1. Nhà B8 tại cơ sở 2: Phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tầng 1: Phòng Đọc 1B

Tầng 2: Phòng Đọc 2B

  1. Nhà C18 tại cơ sở 3: Phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tầng 3: Phòng đọc 1C

Câu 12: Có thể yêu cầu trợ giúp tìm kiếm thông tin tại thư viện không?

Trả lời: Bạn có thể yêu cầu cán bộ thư viện trợ giúp nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin, tài liệu qua 2 cách:

+ Liên hệ trực tiếp với cán bộ Thư viện tại các quầy thông tin, phòng phục vụ hoặc phòng nghiệp vụ (Tầng 1 - A11) để được hướng dẫn, trợ giúp.

+ Gửi yêu cầu qua địa chỉ email: thuvienhaui1@gmail.com;

+ Với các thông tin về tài khoản thư viện số, giải đáp thắc mắc về cách thức sử dụng phần mềm Opac, ứng dụng khai thác mượn trả tài liệu số Bookworm, bạn đọc liên hệ phòng nghiệp vụ phụ trách về IT tại tầng 4 – A11

Câu: 13. Ký hiệu xếp giá các tài liệu trong thư viện và cách ghi phiếu yêu cầu khi mượn tài liệu?

Trả lời:

Mỗi cuốn sách trong Thư viện được gán một mã gồm 9 chữ số, trong đó: 2 chữ số đầu là mã phòng đọc; 2 chữ số tiếp theo ký hiệu lĩnh vực; 5 số còn lại ghi ký hiệu xếp giá.

Vd: Mã sách 010200001: Cuốn sách được để tại kho của Phòng đọc 2A, thuộc lĩnh vực Triết học, tâm lý; xếp giá ở vị trí 00001.

Để thực hiện mượn tài liệu, bạn đọc cần phải điền đầy đủ các thông tin sau vào phiếu yêu cầu theo mẫu sau:

  • Họ và tên: Nguyễn Văn A
  • Mã thẻ: 2020606828
  • Tên tài liệu: Toán Cao cấp 1
  • Mã tài liệu: 010800229
  • Ngày 01 tháng 10 năm 2020

Cuối cùng ký và ghi rõ họ tên vào phiếu rồi gửi cho cán bộ thủ thư tại bàn quầy tiếp đón

Dưới đây là danh mục mã phòng đọc và danh mục mã phòng đọc để bạn đọc tham khảo

  1. Danh mục mã phòng đọc

Mã phòng

Ký hiệu phòng

Tên phòng

01

PĐ2A

Phòng đọc 2A

02

PMA

Phòng mượn khu A

03

PĐ2B

Phòng đọc 2B

04

PB1B

Phòng đọc 1B

05

PĐ1C

Phòng đọc 1C

06

PĐ2C

Phòng đọc 2C

07

PĐ3A

Phòng đọc 3A

08

PĐ1A

Phòng đọc 1A

09

PĐ3A

Phòng đọc 3A

10

PĐ3B

Phòng đọc 3B

  1. Danh mục mã lĩnh vực

Mã lĩnh vực

Lĩnh vực

Mã lĩnh vực

Lĩnh vực

02

Triết học, tâm lý

14

Điện

03

Chính trị

15

Cơ khí

04

Kinh tế

16

Ô tô

05

Pháp luật

17

May và thiết kế thời trang

06

Giáo dục

18

Tra cứu

07

Ngoại ngữ

19

Lịch sử, địa lý

08

Toán học

20

Văn học

09

Vật lý

21

Lĩnh vực khác

10

Hóa học

22

Du lịch

12

Tin học

21

Lĩnh vực khác

13

Điện tử

22

Du lịch

Câu 14. Các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện?

Trung tâm Thông tin Thư viện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang cung cấp một số các sản phẩm và dịch vụ thông tin:

- Sản phẩm thông tin – thư viện:

+ Hệ thống mục lục truyền thống

+ Cơ sở dữ liệu thư mục

+ CSDL toàn văn eLibrary

+ Thông báo tài liệu mới (in và điện tử)

- Dịch vụ thông tin – thư viện:

+ Đọc tài liệu tại chỗ

+ Mượn tài liệu về nhà

+ Đọc tài liệu số trực tuyến

+ Dịch vụ phòng học nhóm

+ Dịch vụ sao chụp tài liệu

+ Dịch vụ phát hành giáo trình tài liệu

Câu 15. Thư viện có mở cửa phục vụ ngoài giờ hành chính không?

Trung tâm Thông tin Thư viện, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mở cửa phục vụ bạn đọc ngoài giờ hành chính đối với các Phòng đọc 1A; 2A tại cơ sở 1 và Phòng đọc 1B tại cơ sở 2 vào tất cả các ngày trong tuần, riêng phòng đọc 2B chỉ thực hiện mở ngoài giờ hành chính vào Thứ 7.

Thời gian: Từ 16h30 đến 21h00 các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

Từ 7h00 đến 16h30 các ngày thứ 7 và CN

Câu 16. Làm thế nào để mua sách giáo trình do trường Đại học Công nghiệp Hà Nội biên soạn vào phát hành?

Trước mỗi học kỳ, trung tâm sẽ thông tin tới bạn đọc kế hoạch và địa điểm phát hành những giáo trình, tài liệu học tập do Cán bộ giảng viên Nhà trường biên soạn. Bạn đọc có thể đặt mua theo lớp hoặc mua riêng lẻ. Khi cần bạn đọc liên hệ theo các địa chỉ sau:

Khu A: Phòng phát hành giáo, Tầng 1 - A11

Khu B: Phòng đọc 1B, Tầng 1 - B8

Khu C: Phòng Đọc 1C, Tầng 3 – C18

  • Thứ Tư, 13:39 30/09/2020

Tags:

Tin tiêu điểm

Truy cập hàng triệu sách điện tử miễn phí với The Online Books Page

Thứ Hai, 08:38 22/01/2024
5 khóa học miễn phí về thiết kế đồ họa

5 khóa học miễn phí về thiết kế đồ họa

Thứ Tư, 09:33 13/12/2023

7 khóa học “Kỹ thuật cơ khí” sinh viên ngành Cơ khí cần biết

Thứ Sáu, 13:57 08/12/2023
[Coursera] Khóa học “Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu” của ĐH Luân Đôn

[Coursera] Khóa học “Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu” của ĐH Luân Đôn

Thứ Hai, 08:55 06/11/2023

Khai thác danh mục tạp chí mở Directory of Open Access Journals (DOAJ)

Thứ Sáu, 15:50 18/08/2023

Các bài đã đăng

Hướng dẫn thủ tục mượn trả tài liệu đọc tại chỗ

Thứ Năm, 00:00 12/10/2023

Hướng dẫn một số bước công việc cần thiết khi bạn đọc đến và sử dụng dịch vụ mượn tài liệu về nhà tại Trung tâm Thông tin Thư viện

Thứ Năm, 00:00 12/10/2023
Hướng dẫn các bước công việc cần thiết khi bạn đọc đến và sử dụng phòng học nhóm tại Trung tâm Thông tin Thư viện

Hướng dẫn các bước công việc cần thiết khi bạn đọc đến và sử dụng phòng học nhóm tại Trung tâm Thông tin Thư viện

Thứ Năm, 10:24 28/01/2021
Phát triển thư viện số thông minh trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển thư viện số thông minh trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ Tư, 09:57 25/11/2020
Quản trị tri thức và khả năng ứng dụng trong thư viện các trường đại học

Quản trị tri thức và khả năng ứng dụng trong thư viện các trường đại học

Thứ Năm, 10:03 22/10/2020
Thực trạng nhu cầu tin và công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thực trạng nhu cầu tin và công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Năm, 08:32 11/04/2019

Đổi mới hoạt động Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thời kỳ cách mạng Công nghiệp 4.0

Thứ Năm, 16:31 17/01/2019
Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thực trạng và giải pháp phát triển văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Thứ Ba, 08:56 15/01/2019