Tài nguyên Giáo dục mở (OER) và những câu hỏi thường gặp

Theo UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc, "Tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) bao gồm tất cả các dạng tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường được xuất bản rộng rãi với quyền truy cập mở. Bản chất của loại tài liệu này cho phép việc nhân bản, sử dụng, thay đổi và chia sẻ lại nội dung tài liệu hoàn toàn miễn phí và hợp pháp.

Tài nguyên giáo dục mở bao gồm nhiều loại từ sách giáo khoa (SGK) đến chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, báo cáo, âm thanh, hình ảnh và chương trình mô phỏng” (Trích dẫn từ trang UNESCO). Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:

1. TNGDM có đặc điểm gì khác so với các loại tài liệu đang dùng trong trường học hiện nay?

Phần lớn các tài liệu được dùng trong chương trình giảng dạy hiện nay được bảo vệ theo luật bản quyền hiện hành với các quy định chặt chẽ về điều kiện sử dụng, đặc biệt là phải trả tiền hoặc xin phép chủ sở hữu của tài liệu trước khi sử dụng. Trong khi đó, TNGDM được cấp phép và phân phối theo giấy phép mở nên người dùng không phải xin phép hoặc trả tiền khi sử dụng.

2. Làm thế nào để nhận biết tài liệu được phân phối dưới dạng TNGDM?

Hiện nay, hầu hết TNGDM đều được cấp phép theo Giấy phép Creative Commons (CC). Do đó, sẽ có 1 trong 6 loại Giấy phép CC như bên dưới xuất hiện trong phần đầu tiên của tài liệu:

Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER)

Hoặc: Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER)

3. Ý nghĩa của 6 loại giấy phép CC là gì?

  • Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER)Ghi công (BY): Đây là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các loại giấy phép CC. Giấy phép loại này cho phép người sử dụng sao chép, chỉnh sửa, pha trộn và chia sẻ nội dung tác phẩm gốc cho cả mục đích phi lợi nhuận lẫn thương mại, miễn là phải thừa nhận sự ghi công theo yêu cầu của tác giả.
  • Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER)Ghi công (BY)-Chia sẻ tương tự (SA): Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công nhưng yêu cầu tác phẩm phái sinh phải được cấp phép theo những điều kiện giống như trong tác phẩm gốc.
  • Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER)Ghi công(BY)- Không phái sinh (ND): Chỉ cho phép sao chụp, chia sẻ tác phẩm ở dạng nguyên vẹn (không được thay đổi hình thức và nội dung tác phẩm gốc) cho mục đích phi lợi nhuận lẫn thương mại.
  • Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER) Ghi công (BY) - Phi thương mại (NC): Chỉ cho phép người sử dụng sao chép, chỉnh sửa, pha trộn và chia sẻ nội dung tác phẩm gốc cho mục đích phi lợi nhuận.
  • Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER)Ghi công (BY) - Phi thương mại (NC) - Chia sẻ tương tự (SA): Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công (BY) - Chia sẻ tương tự (SA) nhưng giới hạn chỉ được sử dụng tác phẩm cho mục đích phi lợi nhuận.
  • Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER)Ghi công (BY) - Phi thương mại (NC) - Không phái sinh (ND): Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công (BY) - Không phái sinh (ND) nhưng giới hạn chỉ được sử dụng tác phẩm cho mục đích phi lợi nhuận.

4. Lợi ích của việc sử dụng TNGDM?

Đối với giáo viên, nguồn TNGDM có thể giúp đa dạng hóa và tăng cường nội dung cho nguồn tài liệu đang được sử dụng trong khóa học. Đồng thời, nó giúp tiết kiệm chi phí mua sách giáo khoa (SGK) đắt tiền.

Đối với sinh viên, nguồn TNGDM tạo điều kiện cho họ có cơ hội tiếp cận được môi trường học tập số hóa đa dạng gồm SGK mở, tư liệu hình ảnh mở, khóa học mở và các công cụ tự đánh giá. Người học có thể thu được nhiều lợi ích từ việc sử dụng nguồn TNGDM bởi vì:

  • Đây là nguồn tài nguyên học tập có chất lượng cao và dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa.
  • Cơ hội kiểm nghiệm/ứng dụng kiến thức đã học trên phạm vi rộng hơn giới hạn của khóa học.
  • Hỗ trợ tự học, tự nghiên cứu cũng như các hình thức học nhóm, cộng tác với nhau.

Ngoài ra, nguồn TNGDM còn hỗ trợ người học có cơ hội sử dụng tài liệu học tập với chi phí thấp và khả năng truy cập linh hoạt (mọi nơi, mọi lúc), nhờ vậy, họ có thể tự học tại nhà. Đồng thời, người học có thể phát triển nhiều kĩ năng quan trọng trong môi trường học tập số như tìm kiếm, sử dụng, chỉnh sửa, tự tạo ra các tài liệu, quảng bá, kết nối...nguồn TNGDM đến cộng đồng rộng lớn hơn.

5. Làm thế nào để cấp Giấy phép Creative Commons cho tài liệu?

Công cụ cấp phép này có sẵn trên trang Creative Commons. Nhấn chuột vào đây để truy cập trang công cụ hỗ trợ lựa chọn và gắn giấy phép Truy cập mở (CC). Màn hình sau sẽ hiện ra:

Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER)

Sau đó, nhấn chuột vào mục "Get started" ở ô dưới để liên kết đến trang các tùy chọn Giấy phép CC cho tài liệu. Màn hình sau sẽ xuất hiện:

Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER)

Trong mục "License Features" (Các đặc tính của Giấy phép), sẽ có 02 câu hỏi:

- Allow adaptions of your work to be shared?: Có cho phép người khác thực hiện các thay đổi trong nội dung tác phẩm của bạn không?

- Allow commercial uses of your work?Có cho phép sử dụng tác phẩm của bạn cho mục đích thương mại không?

Dựa trên phần trả lời các câu hỏi này, công cụ sẽ hiển thị Giấy phép phù hợp với yêu cầu chia sẻ tác phẩm của bạn. Hình bên dưới là Giấy phép được hiển thị dựa trên yêu cầu cho phép người dùng khác chỉnh sửa nội dung tác phẩm gốc nhưng không được sử dụng cho mục đích thương mại:

Những câu hỏi thường gặp về tài nguyên giáo dục mở (OER)

Người dùng chỉ việc sao chép Giấy phép trên và dán vào tác phẩm của mình là hoàn tất quá trình cấp phép theo Giấy phép CC. Người dùng nên tham khảo trang này về các điều kiện và trường hợp cấp Giấy phép CC hợp lệ trước khi gán Giấy phép CC cho tác phẩm của mình.

Thư viện Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội sưu tầm, chọn lọc, và giới thiệu tới bạn đọc. Bạn đọc có thể tìm hiểu về các nguồn tin truy cập mở mà Thư viện Đại học Công nghiệp Hà Nội đã sưu tầm và chia sẻ tại địa chỉ https://lic.haui.edu.vn/vn/html/hoc-lieu-mo

Chúc bạn đọc thành công!

Thư viện ĐH Công nghiệp Hà Nội -lic.haui.edu.vn

Tin liên quan

1. Khai thác danh mục tạp chí mở Directory of Open Access Journals (DOAJ)

2. OpenDOAR - Danh mục các nguồn tin truy cập mở

3. Tài nguyên truy cập mở

4. Khai thác CSDL Free Ebooks and Slides

5. Giới thiệu về Forgotten Books

6. PDF Drive – Một tài nguyên mở PDF có thể bạn chưa biết

7. Giới thiệu Thư mục sách truy cập mở - DOAB

8. OpenLearn – Một nền tảng học tập miễn phí

9. Truy cập hàng triệu sách điện tử miễn phí với The Online Books Page

10. Tài nguyên mở arXiv với 2 triệu bài báo học thuật

Nguồn: Các nội dung trên đây được dịch và chia sẻ theo Giấy phép CC-BY trên trang web tổ chức Creative Commons

  • Thứ Tư, 00:00 11/10/2023

Tin tiêu điểm

Truy cập hàng triệu sách điện tử miễn phí với The Online Books Page

Thứ Hai, 08:38 22/01/2024
5 khóa học miễn phí về thiết kế đồ họa

5 khóa học miễn phí về thiết kế đồ họa

Thứ Tư, 09:33 13/12/2023

7 khóa học “Kỹ thuật cơ khí” sinh viên ngành Cơ khí cần biết

Thứ Sáu, 13:57 08/12/2023
[Coursera] Khóa học “Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu” của ĐH Luân Đôn

[Coursera] Khóa học “Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu” của ĐH Luân Đôn

Thứ Hai, 08:55 06/11/2023

Khai thác danh mục tạp chí mở Directory of Open Access Journals (DOAJ)

Thứ Sáu, 15:50 18/08/2023

Các bài đã đăng

Khóa học “Tiếng Trung cho người mới bắt đầu - Beginners’ Chinese: a taster course" trên hệ thống OpenLearn

Thứ Ba, 13:28 07/05/2024
Bộ sưu tập nguồn mở (OER) lĩnh vực Marketing

Bộ sưu tập nguồn mở (OER) lĩnh vực Marketing

Chủ Nhật, 16:37 28/04/2024

Giới thiệu về khóa học miễn phí "Take your teaching online" của The Open University trên Openlearn

Thứ Sáu, 14:20 26/04/2024

[Coursera] Khóa học “ Kinh tế vĩ mô cho Quản lý Kinh doanh" trên Coursera

Thứ Tư, 08:31 24/04/2024
Bộ sưu tập nguồn mở (OER) lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Bộ sưu tập nguồn mở (OER) lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Thứ Ba, 16:28 23/04/2024

Tiếp đoàn cán bộ Cục hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng sinh viên Nhật Bản đến tham quan Thư viện

Thứ Tư, 09:45 04/10/2023

Khóa học miễn phí "Giao tiếp kinh doanh: Viết phân tích SWOT"

Thứ Sáu, 13:20 29/09/2023

Sciendo là nhà cung cấp giải pháp xuất bản hàng đầu cho các tạp chí học thuật, sách và kỷ yếu hội nghị.

Thứ Năm, 09:53 28/09/2023

OECD iLibrary: Cơ sở dữ liệu thương mại của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế có trụ sở tại Pháp

Thứ Năm, 08:14 28/09/2023

Bộ sưu tập sách điện tử của UC Press, 1982-2004

Thứ Hai, 08:31 25/09/2023