Tiếng Việt hành chính
Nội dung cuốn sách hướng đến mục đích thiết lập cơ sở lí luận và thực tế cho việc chuẩn hóa tiếng Việt hành chính trong giai đoạn hiện nay, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách ngôn ngữ hành chính, hoặc sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, soạn thảo văn bản hành chính.
2016
Cuốn sách là sản phẩm nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu, khảo sát ngôn ngữ hành chính Việt Nam, phục vụ cho việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam” do Tiến sĩ Vũ Thị Sao Chi làm chủ nhiệm- một trong những đề tài nhánh của chương trình cấp Bộ “Luận cứ khoa học của việc xây dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam” do Viện Ngôn ngữ học chủ trì, thực hiện trong 2 năm 2011 – 2012.
Đối với một xã hội tiến bộ và văn minh thì ngôn ngữ sử dụng trong lĩnh vực quản lí, hành chính( ngôn ngữ hành chính) luôn được chú trọng. Do những đặc thù đặc thù của giáo trình giao tiếp hành chính – một lĩnh vực giao tiếp mang tính pháp lí, tính công vụ, nên việc sử dụng ngôn ngữ cũng có những nét chuyên biệt, không giống với những ngôn ngữ được sử dụng trong các lĩnh vực giao tiếp khác. Giao tiếp hành chính được sử dụng các phương tiện ngôn ngữ gọt giũa hay ngôn ngữ văn hóa. Đó là công cụ giao tiếp chính yếu trong hoạt động quản lí của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội. Ngôn ngữ hành chính tồn tại chủ yếu ở dạng viết và được sử dụng trong các công văn, giấy tờ hành chính; các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; các đơn từ của công dân…..Nhưng cũng có khi nó được sử dụng ở dạng nói, chẳng hạn như trong báo cáo, lời phát biểu tại hội nghị, cuộc họp, hội đàm công vụ hay trong giao tiếp trực tiếp của người thi hành công vụ…..
Nội dung cuốn sách được trình bày trong 9 chương:
- Chương 1: Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ trong lĩnh vực hành chính.
- Chương 2: Quy định của Nhà nước và những yêu cầu chung về sử dụng ngôn ngữ hành chính.
- Chương 3: Thể thức văn bản hành chính.
- Chương 4: Chính tả trong văn bản hành chính.
- Chương 5: Tục ngữ trong văn bản hành chính.
- Chương 6: Câu trong văn bản hành chính
- Chương 7: Bố cục nội dung văn bản hành chính.
- Chương 8: Mẫu hóa văn bản hành chính.
- Chương 9: Vấn đề chuẩn hóa tieenngs việt hành chính trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Nội dung cuốn sách hướng đến mục đích thiết lập cơ sở lí luận và thực tế cho việc chuẩn hóa tiếng Việt hành chính trong giai đoạn hiện nay, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách ngôn ngữ hành chính, hoặc sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, soạn thảo văn bản hành chính.
Vũ Thị Sao Chi. Tiếng Việt hành chính, Khoa học xã hội, 2016.
Thứ Năm, 15:55 02/03/2023
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.