Tiếng khóc của nàng Út
Lấy bối cảnh vùng đất Quảng Ngãi những năm 1950, tác giả tái hiện một thời kỳ khó khăn, cam go của cuộc chiến tranh chống Mỹ.Qua những số phận, những sự kiện giàu giá trị lịch sử, tiểu thuyết khẳng định tính cách quật cường của những con người miền Trung
2015
Tác giả đã khắc họa một cách chân thực về những con người mà ở đó có cả sự kiên trung và hèn nhát, tấm lòng bao dung và sự ích kỷ, tính kiên quyết đấu tranh và sự thỏa hiệp… Một không gian u ám của thời kỳ đen tối bắt đầu từ cuộc họp của huyện ủy để bàn về vấn đề phân công cán bộ, đảng viên ai đi tập kết, ai ở lại.
Tác giả đã không hề né tránh khi viết rõ cái sai lầm của chủ trương “chuyển sát đáy” đưa đảng viên ra hoạt động công khai bởi sự chấp hành máy móc, quá tin tưởng vào điều 14C của Hiệp định Giơ-ne-vơ là “không được trả thù những người kháng chiến cũ”. “Lực lượng vũ rang phải đi tập kết”, “chính quyền phải đi tập kết”, “Đảng còn ở lại cũng phải sống tay không”… Trong khi kẻ địch đã trở mặt rõ ràng, mà đến cả vị quyền bí hư huyện ủy cũng cứ nhất nhất “bắn là vi phạm hiệp định”… Chính từ cái sự ấu trĩ ấy, chậm chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh ấy mà dẫn đến hậu quả vô cùng lớn. Hàng bao cơ sở cách mạng kiên trinh bị phá vỡ, hàng bao cán bộ, đảng viên bị địch tàn sát đẫm máu.
Nguyễn Chí Trung đã xây dựng các tuyến nhân vật mà mỗi tuyến đều được “đầu tư có chiều sâu”. Dường như tác giả không chú ý tới việc chọn nhân vật nào là chính để tập trung sự kiện, cảnh huống… tạo thành chuỗi, mạch, mà các nhân vật được phân tuyến, rồi thông qua việc lồng ghép trong các mối quan hệ, hành xử để toát lên tính cách, số phận....
Nguyễn Chí Trung. Tiếng khóc của nàng Út, Hội Nhà văn, 2015
Quê hương; Hạnh phúc từ nay; Thành phố chưa dừng chân Thơ (Giang Nam) | Nhật ký Đặng Thùy Trâm |
Thứ Năm, 13:34 16/06/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.