Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Nội dung cuốn sách gồm: cơ sở lý luận về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế; tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng trong những năm qua ở Việt Nam; dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong một vài năm tới
2009
Việt Nam là nước có tiềm năng kinh tế với quy mô dân số lớn và nằm trong vùng kinh tế năng động trên thế giới. Những cải cách kinh tế định hướng thị trường, mở cửa và thay đổi cơ cấu trong những năm qua đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng 7 – 8% /năm. Tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng vẫn chưa đạt mức như mong đợi.
Để duy trì hoặc đẩy cao hơn tốc độ trưởng kinh tế, chiến lược tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới một mặt vẫn cần đẩy mạnh sự gia tăng các yếu tố đầu vào như vốn và lao động, mặt khác cũng cần phải đẩy mạnh sự tăng trưởng về chất, tức là dựa trên sự cải thiện về chất lượng các yếu tố đầu vào. Sự gia tăng các yếu tố đầu vào vẫn có một vai trò quan trọng, nhưng sự gia tăng này cần phải dựa trên chiến lược nâng cao hiệu quả đầu tư hơn là việc đẩy cao tổng đầu tư xã hội, vượt quá mức 40% GDP, tỉ lệ đầy rủi ro cho những mất cân đối vĩ mô. Việc nâng cao hiệu quả đầu tư là một biện pháp hoàn toàn khả thi khi hiện nay khoảng 3% GDP thuộc đầu tư xã hội đang nằm dưới dạng các công trình dở dang, không phát huy hiệu quả tăng trưởng và việc đẩy tỉ lệ này xuống khoảng 1% GDP như các nước, sẽ góp phần gia tăng thêm tốc độ tăng trưởng ít nhất là 0.05%/năm..
Việc cải thiện tốc độ tăng trưởng này một phần phụ thuộc vào việc cải thiện quản lý đầu tư, tuy nhiên vấn đề này cũng phụ thuộc rất nhiều vào các nỗ lực khác bao gồm những cải thiện căn bản vấn đề khu vực kinh tế nhà nước cũng như cải thiện chất lượng sống gắn liền với việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
Cù Chí Lợi (Ch.b). Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, Từ điển Bách Khoa, 2009
Thứ Sáu, 15:06 11/11/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.