Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam
Cuốn giáo trình giúp người học tìm hiểu đất nước, con người, tâm hồn, phẩm chất Việt Nam qua các thể loại văn học dân gian, các phương thức nghệ thuật thể hiện những nét tâm hồn,phẩm chất đó.
Cuốn giáo trình giúp người học tìm hiểu đất nước, con người, tâm hồn, phẩm chất Việt Nam qua các thể loại văn học dân gian, các phương thức nghệ thuật thể hiện những nét tâm hồn,phẩm chất đó.
Cuốn sách trình bày những khái niệm cơ bản của nghiên cứu phong cách, phương pháp và các tiêu chí phân chia các phong cách chức năng của tiếng Việt, vị trí của ngôn ngữ nghệ thuật với tư cách là một phong cách chức năng độc lập trong hệ thống phong cách chức năng, đặc điểm của phong cách báo chí và sự vận động của ngôn ngữ báo in trong 25 năm Đổi mới...
Cuốn sách: Những Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn là tài liệu giáo dục truyền thống trong Đảng bộ, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; đồng thời, giới thiệu với đồng bào cả nước về những Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng các đồng chí và bạn đọc.
Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy, với đối tượng là giảng viên, nghiên cứu sinh, cao học, sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học, cuốn sách này trình bày những vấn đề cơ bản nhất, trọng tâm nhất của văn học viết dân tộc từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Có thể xem đây là cuốn giáo trình cốt lõi về văn học trung đại Việt Nam. Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam Tập 2 trình bày về nền văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX.
Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam - tập 1cung cấp cho bạn đọc một số vấn đề chung về văn học trung đại Việt Nam, khái quát văn học Lý - Trần, về tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, khái quát văn học thế kỷ XV, Nguyễn Trãi - cuộc đời và sự nghiệp,... Đây là tài liệu học tập, tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Văn và những ngành có liên quan.
Tài liệu Lược sử văn học Việt Nam đã khái quát, tổng kết nhiều thành tựu của nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam những năm gần đây, cho thấy một cách nhìn mới về tiến trình văn học cũng như sự vận động của văn học trong giai đoạn hiện nay.
Tuy gọi là Tục ngữ, ca dao Việt Nam nhưng tuyển tập này mới chỉ giới thiệu tục ngữ, ca dao của người Kinh. Tuyển tập này chỉ gồm tục ngữ, ca dao tức là những thể loại trong đó cùng với việc tìm hiểu nhiều vấn đề có thể đặc biệt tìm hiểu về mặt ngôn ngữ văn học dân gian.
Giáo trình, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Sách, Thư viện, Tiếng Việt, Từ ngữ, Văn hóa, Văn học, Thơ, Nhật ký, Truyện, Dân gian, dân ca, Việt Nam, Biển đảo, Duyên hải. Nội dung gồm 6 chương: Nhận diện và khái quát dòng chảy của văn học biển đảo trong tiến trình văn học dân tộc; Mối quan hệ giữa chủ đề biển đảo trong tương quan toàn cảnh của văn chương Việt; Thơ và văn xuôi viết về biển đảo 1900-1930; Thơ và văn xuôi viết về biển đảo và duyên hải từ 1930-1945, 1945-1975;1975-2000.
Phương pháp nghiên cứu truyện dân gian từ góc độ type và motif đã trở thành quen thuộc ở Việt Nam, tuy nhiên những nghiên cứu ở Việt Nam chưa phản ánh được đầy đủ những khía cạnh lý thuyết và phương pháp của hướng tiếp cận này. Vì vậy trọng tâm của chuyên luận là giới thiệu đầy đủ hơn những khía cạnh lý thuyết và phương pháp ấy; một số kết quả nghiên cứu motif tái sinh trong chuyên luận có cơ sở từ những nhận thức mới của tác giả về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu motif.
Trong cuốn sách này nội dung trình bày về: Cơ sở lý luận nghiên cứu con người và văn hóa Việt Nam trong tình hình mới; con người và văn hóa Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới; những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của con người và văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập; dự báo một số xu hướng tác động của các nhân tố; một giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế tiêu cực của các nhân tố…
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.