Điều khiển động cơ điện một chiều
Giới thiệu đến bạn đọc cuốn "Điều khiển động cơ điện một chiều" của tác giả Nguyễn Văn Biên
2005
Điều khiển tốc độ là một yếu cầu cần thiết tất yếu của các máy sản xuất. Ta biết rằng hầu hết các máy sản xuất đòi hỏi có nhiều tốc độ, tùy theo từng công việc, điều kiện làm việc mà ta lựa chọn các tốc độ khác nhau để tối ưu hoá quá trình sản xuất. Muốn có được các tốc độ khác nhau trên máy ta có thể thay đổi cấu trúc cơ học của máy như tỉ số truyền hoặc thay đổi tốc độ của chính động cơ truyền động. Ở đây chúng tôi chỉ khảo sát theo phương pháp thay đổi tốc độ động cơ truyền động.
Tốc độ làm việc của động cơ do người điều khiển quy định được gọi là tốc độ đặt. Trong quá trình làm việc, tốc độ động cơ có thể bị thay đổi vì tốc độ của động cơ phụ thuộc rất nhiều vào các thông số nguồn, mạch và tải nên khi các thông số thay đổi thì tốc độ của động cơ sẽ bị thay đổi theo. Tình trạng đó gây ra sai số về tốc độ và có thể không cho phép. Để khắc phục người ta dùng những phương pháp ổn đinh tốc độ.
Độ ổn đinh tốc độ còn ảnh hưởng quan trọng đến giải điều chỉnh (phạm vi điều chỉnh tốc độ) và khả năng quá tải của động cơ. Độ ổn đinh càng cao thì giải điều chỉnh càng có khả năng mở rộng và mômen quá tải càng lán.
Có rất nhiều phương pháp để điều chỉnh tốc độ động cơ như:
Điều chỉnh tham số.
Điều chỉnh điện áp nguồn.
Điều chỉnh cấu trúc sơ đồ.
Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ một chiều
Nội dung cuốn sách trình bày:
+ Các phương pháp điều khiển động cơ điện một chiều;
+ Các phương pháp và sơ đồ ghép nối vi xử lý - máy tính để điều khiển động cơ điện một chiều.
+ Các phương pháp hồi tiếp tốc độ và dòng điện
+ Thiết kế Card ghép nối A/D-D/A
+ Xây dựng các thuật toán điều khiển.
Nguyễn Văn Biên. Điều khiển động cơ điện một chiều Nguyễn Văn Biên, 2005.
Thứ Tư, 13:40 26/04/2023
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.