Bảo tồn và phát huy Các giá trị di sản văn hóa Tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới
Di sản văn hóa luôn được xác định là tài sản vô giá của mỗi địa phương, mỗi Quốc gia và cả nhân loại – là bằng chứng sinh động, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của từng cộng đồng, địa phương, dân tộc. bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vừa nhằm mục đích giữ gìn những tinh hoa văn hóa truyền thống, vừa kế thừa và khai thác giá trị của di sản phục vụ cho quá trình xây dựng kinh tế - xã hội của đất nước
2012
Di sản văn hóa luôn được xác định là tài sản vô giá của mỗi địa phương, mỗi Quốc gia và cả nhân loại – là bằng chứng sinh động, xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hóa của từng cộng đồng, địa phương, dân tộc. bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vừa nhằm mục đích giữ gìn những tinh hoa văn hóa truyền thống, vừa kế thừa và khai thác giá trị của di sản phục vụ cho quá trình xây dựng kinh tế - xã hội của đất nước.
Lạng Sơn, mảnh đất biên cương phía bắc của Tổ quốc là nơi sinh sống của các dân tộc anh em: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hiện trên mạnh đất này và trong từng cộng đồng dan tộc ở đây còn giữ biết bao những di sản văn hóa quý giá, từ những di sản văn hóa về khảo cổ, di sản tín ngưỡng – tôn giáo – danh thắng đến những di tích lịch sử cách mạng.
Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Lạng Sơn đã có nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Trong thực tế, vai trò của di sản văn hóa trong phát triển bền vững chưa được nhận thức một cách toàn diện. Để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta dành quá nhiều ưu tiên cho phát triển kinh tế, trong khi đó di sản văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị biến dạng và có thể trở nên nghèo nàn, đơn điệu…
Trịnh Ngọc Chính. Bảo tồn và phát huy Các giá trị di sản văn hóa Tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, Văn hóa dân tộc, 2012.
Bảo tồn và phát huy Các giá trị di sản văn hóa Tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới |
Thứ Ba, 15:33 01/06/2021
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.