Đọc sách cùng bạn: Giáo trình công nghệ và thiết bị tiền xử lý
Các bạn đọc thân mến, chuyên mục Đọc sách cùng bạn xin giới thiệu tới Quý bạn đọc cuốn Giáo trình công nghệ và thiết bị tiền xử lý do nhóm tác giả Khoa Công nghệ may và thiết kế thời trang, Trường Đại học công nghiệp hà nội biên soạn. Giáo trình được xuất bản không chỉ nhằm sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho giảng viên, tài liệu học tập cho sinh viên ngành Công nghệ vật liệu dệt, may mà còn dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật và quản lý chuyên ngành hóa dệt.
Dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền công nghiệp Việt Nam.. Do vậy trong quá trình sản xuất vải, công đoạn tiền xử lý vải có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vải trong các công đoạn nhuộm, in hoa. Vì vậy phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị vào trong công đoạn tiền xử lý vải là vẫn đề luôn được quan tâm hàng đầu để nâng cao chất lượng vải.
Cuốn Giáo trình Công nghệ và thiết bị tiền xử lý gồm 5 chương:
+ Chương 1: Công nghệ tiền xử lý vải sợi, vải bông và sợi li be
+ Chương 2: Công nghệ tiền xử lý vải có nguồn gốc pờ rô tê in
+ Chương 3: Công nghệ tiền xử lý vải từ sợi nhân tạo, sợi tổng hợp và sợi pha
+ Chương 4: Thiết bị tiền xử lý
+ Chương 5: Một số bài thực hành tiền xử lý
Sau đây chúng ta cùng điểm qua nội dung chi tiết của từng chương.
Chương 1: Công nghệ tiền xử lý vải sợi, vải bông và sợi li be
Thông qua hoạt động hóa học và vật lý, các tạp chất tự nhiên chứa trong sợi được loại bỏ, và các vết bẩn và vết bẩn dầu được sử dụng trong quá trình chế biến dệt cũng được loại bỏ, cho chất xơ một màn hình hiển thị đầy đủ chất lượng cao của nó. Do đó, vải có màu trắng, cảm giác mềm, và tính thẩm thấu tốt, đáp ứng nhu cầu, và cung cấp các sản phẩm bán thành phẩm để nhuộm, in, hoàn thiện. Quá trình tiền xử lý khác nhau như chất lượng của sợi, chế biến dệt, chất lượng sau khi chế biến và thành phẩm.
Mục tiêu của chương là cung cấp các kiến thức về: Công nghệ tiền xử lý vải sợi bông: Thông qua hoạt động hóa học và vật lý, các tạp chất tự nhiên chứa trong sợi được loại bỏ, và các vết bẩn và vết bẩn dầu được sử dụng trong quá trình chế biến dệt cũng được loại bỏ, cho chất xơ một màn hình hiển thị đầy đủ chất lượng cao của nó. Do đó, vải có màu trắng, cảm giác mềm, và tính thẩm thấu tốt, đáp ứng nhu cầu, và cung cấp các sản phẩm bán thành phẩm để nhuộm, in, hoàn thiện. Quá trình tiền xử lý khác nhau như chất lượng của sợi, chế biến dệt, chất lượng sau khi chế biến và thành phẩm; Công nghệ tiền xử lý vai từ sợi li be: Để tách xơ ra khỏi vỏ cây phải dùng nhiều phương pháp: cơ học, hóa học, vi sinh.... gọi nó là quá trình sơ chế hay thoát keo . Tùy theo phương pháp cũng như mức độ tác động mà sau khi thoát keo, sản phẩm thu đc là xơ kỹ thuật hay xơ cơ bản.
Chương 2: Công nghệ tiền xử lý vải có nguồn gốc Pờ rô tê in
Cung cấp những kiến thức về: Mục đích của Công nghệ tiền xử lý vải từ sợi len là : loại bỏ tạp chất ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình nhuộm len. Tạp chất của vải len thường gồm: mỡ( sáp) len còn lại sau quá trình sơ chế, dầu bôi trơn và hồ được đưa vào sợi dọc trước khi dệt , những chất bẩn ngẫu nhiên bám vào vải khi vận chuyển và trong quá trình dệt, và phần còn lại của tàn xơ sau quá trình đốt đầu xơ. Sợi len chưa qua xử lý còn chứ nhiều các tạp chất khác làm cho mặt ngoài không đẹp, tính chất về sinh không đảm bảo, ngăn cản sự khuyếch tán của chất thuốc nhuộm vào xơ khi nhuộm và in hoa. Công nghệ tiền xử lý vải sợi len bao gồm: Đốt đầu xơ, Giặt len, cán mịn len, Các bon hóa, nấu và tinh thể hơi; tẩy trắng len.
Mục đích tiền xử lý vải từ tơ tằm là: loại bỏ tạp chất trong tơ tằm: chủ yếu là keo xê ri xin, sáp, chất màu... Ảnh hưởng của tạp chất: tơ mộc cứng, không bóng do nó còn bị bọ bởi 1 lớp keo thiên nhiên... Công nghệ tiền xử lý vải từ tơ tằm bao gồm: nấu chuội tơ, giặt và tái sinh tơ, tẩy trắng tơ, xử lý tăng trọng ( làm nặng)
Chương 3: Công nghệ tiền xử lý vải từ sợi nhân tạo, sợi tổng hợp và sợi pha
Chương này cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về mục đích tiền xử lý vải từ sợi nhân tạo: tạp chất mang vào khi chế tạo là: chất bôi trơn, chất màu, hồ sợi dọc. Ảnh hưởng của tạp chất: ngăn cản độ đều màu của xơ, làm cho sản phẩm cứng, ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài. Công nghệ tiền xử lý sợi nhân tạo : chỉ nên dùng những hóa chất có tác dụng êm dịu ở nhiệt độ không quá cao và thời gian không kéo dài
Tiếp theo đến là: Mục đích của Công nghệ tiền xử lý vải từ sợi tổng hợp: vì ít có tạp chất nên Chất bôi trơn, chất chống tĩnh điện chỉ cần giặt bằng chất hoạt động bề mặt a ni on, no ni on. Mực đánh dấu không có liên kết với xơ nên dễ tách ra khỏi vải. Hồ sợi dọc là các hóa chất dễ tan trong nước ( Pê vê a, pê a xê) nên chỉ cần tách bằng nước nóng hoặc ấm. Công nghệ tiền xử lý vải từ sợi tổng hợp là các lọai vải tổng hợp sau khi dệt, các tạp chất chủ yếu là các lọa tạp chất như: chất bôi trơn, chất chống tĩnh điện, dầu, bụi bám vào trong quá trình dệt và vận chuyển, do vậy công nghệ tiền xử lý các loại vải tổng hợp đơn giản hơn so với công nghệ tiền xử lý vải từ xơ, sợi thiên nhiên. Vải tổng hợp thường đã đạt độ trắng nhất định nên chỉ tẩy trắng khi yêu cầu. Để đạt độ trắng cao, có thể dùng chất tăng trắng quang học.
Và cuối cùng là công nghệ tiền xử lý vải pha: vải pha là vải được dệt từ các loại sợi khác nhau, nhằm thu được sản phẩm dệt có tính chất sử dụng mới. Mục đích của công nghệ tiền xử lý vải pha là: bảo đảm xử lý sạch cả 2 thành phần của xơ ở mức độ cho phép; hạn chế đến mức thấp nhất khả năng làm hư hại một trong các thành phần của vải; bảo đảm quy trình công nghệ , không quá kéo dài.
+ Công nghệ tiền xử lý vài pha gồm: Chuẩn bị vải bông pha xơ hi đờ rát xen lu lô,; chuẩn bị vải bông pha xơ a xê tát; chuẩn bị vải bông pha xơ pô ly a mít; Chuẩn bị vải pô li et sờ te pha bông
Chương 4: Thiết bị tiền xử lý
Mục tiêu của chương này là cung cấp những kiến thức về: mục đích,, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số thiết bị như: Đốt đầu xơ, rũ hồ, làm bóng, nấu tẩy. Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiều thiết bị đốt đầu xơ. đốt đầu xơ nhằm khử bỏ hoàn toàn những đầu sơ còn nhô trên mặt vải, làm vải nhẵn đẹp, tạo điều kiện cho quá trình ra công tiếp theo. Đầu xơ thường được đốt bằng ngọn lửa khí hoặc cho vải vào chạy tiếp xúc với bề mặt gốm đã được gia nhiệt.
Tiếp theo là thiết bị rũ hồ: rũ hồ là làm sạch hồ trên vải làm cho vải mềm, dễ thấm nước và các dung dịch hóa chất, thuốc nhuộm khác... tùy theo thành phần hồ, loiaj xơ sợi vải và hàm lượng hồ mà mình chọn quy trình cho phù hợp. Trong công đoạn rũ hồ, khi gia công vải bông theo phương pháp liên tục, vải gia công ở dạng căng, phẳng với 2 công đoạn chủ yếu là giặt và ngấm ép..
Thiết bị tiếp theo đó chính là thiết bị làm bóng: có tác dụng nâng cao độ bóng , khả năng ổn định kích thước, hình dạng, độ bền cho sợi, vải, chỉ bông; nâng cao khả năng hút ẩm, thaost mồ hôi và tăng khả năng nhuộm màu cho dệt. Tùy thuốc vào dạng sản phẩm mà có thiết bị làm bóng chuyên dùng như: thiết bị làm bóng sợi và chỉ khâu; thiết bị làm bóng vải.
Cuối cùng đó là thiết bị nấu tầy gồm có: thiết bị nấu tẩy gián đoạn; thiết bị nấu tẩy liên tục
Chương 5: Một số bài thực hành tiền xử lý
Chương này cung cấp cho bạn đọc kỹ năng thực hành tiền xử lý ở công đoạn : đơn và quy trình công nghệ thực hành nấu vải bông, đơn và quy trình công nghệ thực hành tẩy vải bông, đơn và quy trình công nghệ thực hành nấu tẩy đồng thời vải bông, vải pha
Cuốn sách hiện có tại Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, bạn đọc có thể đến mượn về nhà hoặc đọc tại chỗ.
Chúc các bạn thành công!
Thứ Ba, 11:04 04/03/2025
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.