Truyện cổ Chiêm Hóa
Truyện cổ Chiêm Hóa được ghi chép qua lời kể của bà con dân bản qua tập bản thảo Truyện cổ châu Đại Man của Đỗ Ngọc Quý, tìm hiểu thêm môi trường đã sinh thành ra nó và cả những ngôn ngữ phong tục con người nơi đây.
2016
Chiếm Hóa là một huyện miền núi, cách thành phố Tuyên Quang chừng 70 km về phía Đông Bắc. Đây là một trong những vùng đất cổ sơ nhất ở Việt Bắc. Nơi có vị trí địa lý xa xôi cách trở, tiềm tàng nhiều điều kì thú được nhắc tới trong dân gian và sử sách.
Theo tài liệu khảo cổ mới đây cho thấy, cách đây khoảng 13.000 năm về trước trên mảnh đất này đã sớm hình thành những cư dân đầu tiên sống bằng nghề săn bắt hái lượm. Nô có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời như: Tày, Nùng, Dao, Hà Nhì…thành các bản làng trong thung lũng được vây bọc bởi núi non, sông suối. Mỗi dân tộc sớm hình thành một truyền thống văn hóa riêng. Trong đó, dân tộc Tày chiếm đa số và là một cộng đồng có bề dày lịch sử văn hóa trên mảnh đất này. Thời nhà Lí, Chiêm Hóa có tên gọi là châu Vị Long, giai đoạn thuộc Minh đổi thành châu Đại Man, đến triều vua Minh Mệnh, châu Đại Man đổi thành Chiêm Hóa ( gồm cả Na Hang ngày nay).
Truyện cổ Chiêm Hóa được ghi chép qua lời kể của bà con dân bản qua tập bản thảo Truyện cổ châu Đại Man của Đỗ Ngọc Quý, tìm hiểu thêm môi trường đã sinh thành ra nó và cả những ngôn ngữ phong tục con người nơi đây.
Đỗ Ngọc Quý (sưu tầm). Truyện cổ Chiêm Hóa, Nxb. Sân khấu, 2016.
Bộ sưu tập số Lĩnh vực Văn học - Tiếng Việt
Thứ Hai, 10:37 19/12/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.