Người Churu ở Việt Nam ( The Chu ru in Viet Nam)
Cuốn sách phần nào khắc họa nét văn hóa sinh động, độc đáo ở tộc người Chu ru, kể cả dấu ấn từ các dặm dài trong lịch sử mà họ đã kinh qua.
2015
Cùng với tộc người Chăm, Gia Rai, Ê Đê và Ra Glai, Chu ru là một trong năm cộng đồng người nói ngôn ngữ Nam Đảo, nhóm Malayô – Polinêdi trên lãnh thổ Việt Nam. Vốn là một bộ phận dân cư của Vương quốc Chăm Pa cổ đại, cư trú ở vùng khô hạn ven biển miền Trung, người Chu ru đã từng di dời lên miền núi Nam Tây Nguyên và định cư lâu dài ở đó. Tên gọi Chu Ru: những người “xâm đất” cũng bắt nguồn từ đây. Đến nay đại bộ phận người Chu ru đã di cư tập trung trên cao nguyên Lâm Viên, phía đông tỉnh Lâm Đồng, chỉ còn khoảng dưới 10% dân số vẫn sinh sống ở khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận.
Người Chu Ru định cư, định canh trồng lúa nước là chính. Việc săn bắt, hái lượm vẫn còn là hoạt động thường xuyên. Đồng bào cũng biết đến đan lát các đồ dùng gia đình bằng mây tre, tự rèn các công cụ sản xuất và có các làng nổi tiếng về nghề gốm, nghề đúc nhẫn bạc. Người Chu ru vẫn bảo tồn nét văn hóa truyền thống tín ngưỡng nguyên thủy với niềm tin tôn giáo “vạn vật hữu linh”. Đặc biệt tục bắt chồng là nét văn hóa độc đáo cho đến nay vẫn được duy trì ở tộc người này.
Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng là bổ sung vào bộ sách ảnh 54 dân tộc Việt nam, Nhà XB Thông Tấn đã biên soạn cuốn sách ảnh “Người Chu ru ở Việt Nam”- cuốn sách phần nào khắc họa nét văn hóa sinh động, độc đáo ở tộc người Chu ru, kể cả dấu ấn từ các dặm dài trong lịch sử mà họ đã kinh qua.
Nội dung cuốn sách gồm:
- Nguồn gốc và phân bố dân cư
- Buôn làng, nhà ở
- Nguồn sống
- Y phục, trang sức
- Phong tục, lễ hội
Trích dẫn
Nguyễn Thế Sơn. Người Churu ở Việt Nam ( The Chu ru in Viet Nam), Thông Tấn, 2015
Người Cơ Ho ở Tây Nguyên Việt Nam ( The Cơ Ho in the Central Highlands of Việt Nam) |
Thứ Hai, 08:25 19/12/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.