Người Giẻ Triêng ở Việt Nam

Tác giả khác đã khắc họa sinh động bức tranh văn hóa tộc người Giẻ-Triêng bằng hình ảnh.

Người Giẻ Triêng ở Việt Nam

Nguyễn Thế Sơn; Phùng Thị Mỹ

Thông Tấn

2017

Tóm tắt

Ở Việt Nam, dân tộc Giẻ -Triêng có 50.962 người, cư trú tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Người Giẻ -Triêng bao gồm 4 nhóm địa phương chính: Giẻ, Triêng, Ve và Bnoong. Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, người Giẻ cư trú tập trung ở huyện Đak Glei-đây là nhóm địa phương có dân số đông nhất trong tộc người. Nhóm địa phương có dân số đông thứ hai là người Triêng sống tập trung ở 2 xã Đak Dục, Đak Nông và một phần nhỏ ở xã Bờ Y và thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Triêng và người Giẻ là 2 trong số 49 bộ tộc, cư trú tập trung ở tỉnh Sekong và tỉnh Attapeu. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, người Bnoong cư trú ở huyện Phước Sơn; người Ve, người Triêng cư trú ở huyện Nam Giang. Trong quá trình hình thành và phát triển, dân tộc Giẻ-Triêng là một tộc người còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể phản ánh rõ nét đặc trưng của cư dân Bắc Tây Nguyên và Nam Trường Sơn.

Cũng giống như người Xơ Đăng và Bahnar, người Giẻ-Triêng có kiến trúc nhà làng truyền thống. Đây là công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất của cộng đồng, là nơi vui chơi, nghỉ ngơi, sinh hoạt lễ hội, tổ chức các cuộc họp dân làng, xét xử các vụ kiện, nơi lưu giữ các bộ sọ thú như là chiến tích săn bắn trong quá khứ… Về cơ bản, ngôi nhà làng giống như các ngôi nhà ở của các gia đình trong làng, nhưng được làm và dựng cầu kỳ hơn, đầu tư nhiều công sức, to hơn và đẹp hơn. Nhà ở của người Triêng và người Ve là những ngôi nhà sàn ngắn thuộc loại hình nhà mái hình “mai rùa” hay “mu rùa”, đó là những ngôi nhà có 4 mái với 2 mái chính hình chữ nhật, 2 mái phụ (chái), mỗi bên là một nửa hình chóp nón.

Nét độc đáo nhất trong trang phục truyền thống của đồng bào Giẻ- Triêng là cả nam lẫn nữ đều sử dụng tấm áo khoác, một loại hình trang phục choàng quấn mang dấu ấn cổ xưa. Phụ nữ khoác tấm thổ cẩm trở nên duyên dáng và để che chở, giữ ấm đôi vai của mình. Nam giới mặc khố và khoác áo choàng, phần trên thắt lại trước cổ hoặc qua vai khi tham gia lễ hội, nhất là khi diễn tấu nhạc cụ đinh tút. Những dịp nhà có khách, tấm áo khoác trở thành chăn đắp, thể hiện tấm lòng hiếu khách của gia chủ. Đặc biệt, người Bnoong ở Phước Sơn là nhóm tộc người sử dụng xà cạp duy nhất ở vùng núi Trường Sơn. Mép xà cạp được gấp và khâu viền cho sợi vải khỏi xổ ra, phía dưới cổ chân còn đeo thêm vòng cườm ngũ sắc. Cách phục sức này đến nay vẫn còn phổ biến vì nó vừa giữ ấm cơ thể, vừa chống côn trùng cắn.

Nguồn sống chủ yếu dựa vào canh tác nương rẫy với cây lúa và nhiều loại hoa màu như: bắp, mì, kê, khoai lang…; cây rau xanh: bầu, bí xanh, bí đỏ, rau cải… Bên cạnh canh tác rẫy, người Giẻ-Triêng còn biết làm nghề thủ công, săn bắt, đánh cá và hái lượm các sản phẩm dưới tán rừng. Đồ uống phổ biến của họ là nước lã đựng trong vỏ bầu khô và các loại rượu nấu từ gạo, bắp, mì…

Nghệ thuật diễn xướng dân gian Giẻ-Triêng khá phong phú với nhiều loại nhạc cụ khác nhau mà tiêu biểu là cồng chiêng và đinh tút. Cồng chiêng là loại nhạc cụ quan trọng và phổ biến thường được diễn tấu trong các lễ hội lớn như ăn trâu, mừng vụ mùa bội thu, khánh thành nhà làng truyền thống. Đinh tút của người Giẻ -Triêng gồm có 6 ống dài ngắn và lớn nhỏ khác nhau được làm từ thân cây trúc. Đây là loại nhạc cụ đơn giản nhưng có âm thanh trầm bổng với lối diễn tấu tập thể gắn kết, phối hợp nhịp nhàng giữa âm nhạc, múa và trang phục truyền thống. ...

Nội dung cuốn sách gồm:

- Nguồn gốc và phân bố dân cư

- Buôn làng, nhà ở

- Nguồn sống

- Y phục, trang sức

- Đời sống văn hóa tinh thần

- Phong tục tập quán, lễ hội

Trích dẫn

Nguyễn Thế Sơn; Phùng Thị Mỹ. Người Giẻ Triêng ở Việt Nam, Thông Tấn, 2017

Bộ sưu tập

LĨNH VỰC KHÁC

Tài liệu liên quan

Người Giẻ Triêng ở Việt NamNgười Tà Ôi ở Việt Nam Người Si La ở Việt Nam

Người Giẻ Triêng ở Việt Nam

Người Tà Ôi ở Việt Nam

Người Si La ở Việt Nam

Mã QR

Người Giẻ Triêng ở Việt Nam

Nội dung

  • Thứ Hai, 09:30 12/12/2022

Tin tiêu điểm

Hướng dẫn khai thác và sử dụng Thư viện Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2024

Hướng dẫn khai thác và sử dụng Thư viện Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2024

Thứ Ba, 14:33 17/09/2024

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nga, Giám đốc - Trung tâm Đào tạo Sau đại học trao tặng 02 đầu sách ngoại văn cho Trung tâm Thông tin - Thư viện

Thứ Sáu, 07:37 24/05/2024
Hướng dẫn khai thác Bộ sưu tập tài nguyên giáo dục mở (OER)

Hướng dẫn khai thác Bộ sưu tập tài nguyên giáo dục mở (OER)

Thứ Bảy, 15:58 04/05/2024

Truy cập hàng triệu sách điện tử miễn phí với The Online Books Page

Thứ Hai, 08:38 22/01/2024
5 khóa học miễn phí về thiết kế đồ họa

5 khóa học miễn phí về thiết kế đồ họa

Thứ Tư, 09:33 13/12/2023

Các bài đã đăng

Advances of Future IoE Wireless Network Technology

Advances of Future IoE Wireless Network Technology

Thứ Sáu, 13:30 13/12/2024
Solar Power to the People

Solar Power to the People

Thứ Sáu, 13:24 13/12/2024
Energy Transfer in Alternative Vehicles

Energy Transfer in Alternative Vehicles

Thứ Sáu, 13:21 13/12/2024
Hazardous Waste Management

Hazardous Waste Management

Thứ Sáu, 10:22 13/12/2024
Stem Cells in Clinical Practice and Tissue Engineering

Stem Cells in Clinical Practice and Tissue Engineering

Thứ Sáu, 10:01 13/12/2024

Giáo trình Lý thuyết tập thô và ứng dụng

Thứ Hai, 08:30 12/12/2022

语料库文体统计学方法与应用(外语学科核心话题前沿研究文库.翻译学核心话题系列) = Các phương pháp và ứng dụng thống kê phong cách Corpus

Thứ Bảy, 18:45 10/12/2022

Những điều cần biết về sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm

Thứ Sáu, 15:14 09/12/2022

自国自心—章太炎与中国传统思想的更生 = Từ đất nước đến trái tim - Zhang Taiyan và sự tái sinh của tư tưởng truyền thống Trung Quốc

Thứ Sáu, 14:18 09/12/2022

术语的认知语义研究 = Nghiên cứu ngữ nghĩa nhận thức của các thuật ngữ

Thứ Sáu, 13:58 09/12/2022