Những biến đổi về kinh tế - văn hóa ở các tỉnh miền núi Phía Bắc
Tài liệu trình bày các nội dung về: Dân cư và lao động; kinh tế - xã hội truyền thống và những ảnh hưởng của nó; phát triển kinh tế - xã hội miền núi - nhiệm vụ chiến lược cấp bách của đất nước.
1993
Trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, sản xuất hàng hóa nói riêng thì việc khai thác phải đi đôi với bảo vệ, phát triển những nguồn tài nguyên rừng, đất đai, các giống loài động thực vật quí iếm, phát huy những tiềm năng và thế mạnh kinh tế, xóa bỏ tình trạng biến những vùng tự nhiên giàu có thành những nơi trơ trụi, sỏi đá. Chính là từ những tiềm năng và thế mạnh của miền núi mà xây dựng những cơ sở kinh tế có qui mô lớn. Những rừng chuyên canh, dưới tán rừng trồng thêm những cây thích hợp. Xây dựng các cơ sở điện và khai khoáng những nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ và các loại sản phẩm cần cho cư dân địa phương. Từ đó mở rộng dần các cơ sở vật chất, kỹ thuật, đời sống v đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa.
Việc phát huy những tiềm năng và thế mạnh kinh tế, lao động đòi hỏi phải xây dựng các cơ sở kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế gia đình và các thành phần kinh tế khác trong một tổng thể thổng nhất, không thể chỉ xây dựng các cơ sở kinh tế quổc doanh một cách biệt lập như trước đây.
Bế Viết Dẳng (Ch.b). Những biến đổi về kinh tế - văn hóa ở các tỉnh miền núi Phía Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, 1993.
Những biến đổi về kinh tế - văn hóa ở các tỉnh miền núi Phía Bắc | Hình tượng thực vật trong nghệ thuật tạo hình ảnh người Việt |
Thứ Năm, 09:25 01/06/2023
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.