Người Lào ở Việt Nam (The Lào in Viet Nam)
Cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc trong và ngoài nước những nét tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc Lào, đồng thời gióp phần vào bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
2014
Theo kí ức còn đọng lại trong dân gian thì một bộ lạc người Lào du cư từ Lào qua biên giới sang Việt Nam, vượt qua Thanh Hóa, Sơn La… tìm nơi canh, cư ngụ cách đây chừng 300 năm. Người lào còn có tên gọi là Tháy, Thay Duồn, Thay Nguồn; tên gọi khác là Phu Thay, Phu Lào. Ở miền Tây Bắc, bên cạnh người Thái, người Lào là cư dân có truyền thống trồng lúa nước lâu đời. Là cư dân nông nghiệp vốn quen với tập quán canh tác lúa nước và đánh bắt cá, người Lào thường sống quần tụ bên các dòng sông, con suối. Họ thường dựng nhà để định cư ở những nơi dựa được vào sườn núi, mặt tiền trông ra thung lũng là đồng ruộng của họ để dễ bề săn sóc
Đối với họ nguồn nước rất quan trọng, đây vừa là nơi cung cấp phù sa cho ruộng đồng, cung cấp thực phẩm cho con người và cũng là nơi diễn ra những sinh hoạt thường ngày của đồng bào. Những lễ hội chính và quan trọng của đồng bào cũng được diễn ra ở những nơi có nguồn nước.
Cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc trong và ngoài nước những nét tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc Lào, đồng thời gióp phần vào bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Cuốn sách được trình bày theo từng chủ đề với nhiều bài viết ngắn gọn, súc tích, hình ảnh phong phú, đa dạng về nguồn gốc lịch sử, phong tục, tập quán, những nét văn hóa đặc trưng vốn văn học dân gian phong phú của người Lào. Đặc biệt trong cuốn sách còn tái hiện điệu múa Lăm vông nổi tiếng làm đắm say lòng người cùng nhiều điệu ca vũ dân gian trữ tình nổi tiếng khác.
Nguyễn Thanh Lịch. Người Lào ở Việt Nam ( The Lào in Viet Nam), thông Tấn, 2014
Người Cơ Ho ở Tây Nguyên Việt Nam ( The Cơ Ho in the Central Highlands of Việt Nam) |
Chủ Nhật, 09:20 19/12/2021
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.