Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam triển vọng đến năm 2020
Nội dung cuốn sách đánh giá thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2014 và các động lực của tăng trưởng trong giai đoạn này theo khu vực kinh tế, theo ngành và theo các yếu tố đầu vào. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp thiết thực điều chỉnh các động lực kinh tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020
2016
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Trong bối cảnh đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế dần hồi phục và có những tín hiệu tích cực, thì việc xác định những “điểm nghẽn” của tăng trưởng kinh tế, tìm kiếm động lực mới tạo ra những đột phá cho phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và quyết định đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững cho giai đoạn mới và các năm tiếp theo.
Những “điểm nghẽn” của tăng trưởng kinh tế nhìn từ các yếu tố cơ bản của tăng trưởng GDP và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Mức độ tăng trưởng GDP phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: Vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp
Nội dung cuốn sách đánh giá thực trạng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2014 và các động lực của tăng trưởng trong giai đoạn này theo khu vực kinh tế, theo ngành và theo các yếu tố đầu vào. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp thiết thực điều chỉnh các động lực kinh tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là: tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, lựa chọn chính sách phát triển sản phẩm mũi nhọn, tăng cường chính sách phát triển vùng, gắn kết khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn và bảo đảm các yếu tô' nguồn lực cần thiết,...qua đó bảo đảm kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững.
Ngô Thắng Lợi , Trần Thị Vân Hoa , Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam triển vọng đến năm 2020, Chính trị Quốc gia , 2016
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam triển vọng đến năm 2020 | Khởi nghiệp kinh doanh - Entrepreneurship | Interculture Communication A Practical Guide |
Thứ Tư, 23:09 19/05/2021
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.