Bình luận văn học; Tuyển tập Như Phong
Giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm của Nhà báo Nguyễn Như Phong
2015
Nền văn học Việt Nam được Bác Hồ đặt nền móng từ những năm đầu thế kỉ 20 và có bước phát triển rực rỡ từ sau cách mạng Tháng 8/1945, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng lại đất nước sau Chiến tranh. Đó là thành tựu to lớn và phong phú cả về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật và đội ngũ sáng tác. Những tác phẩm văn học kết tinh tài năng, tâm huyết của nhiều thế hệ nhà văn đã đi vào ký ức hàng triệu người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng và bảo vệ tâm hồn và nhân cách con người Việt Nam, làm giàu có thêm những giá trị văn hóa Việt Nam mà ông cha ta đã dày công xây dựng. Tập đại thành văn học cách mạng và kháng chiến là bức tượng đại kỳ vĩ ghi lại diện mạo đất nước và con người Việt Nam về một thời kì vĩ đại của dân tộc, đưa tiến trình hiện đại hóa văn học lên một tầm cao mới.
Nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn vào nền văn học cách mạng, Đảng và Nhà nước quyết định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho các tác phẩm văn học xuất sắc. Nhà nước đã quyết định giao cho hội Nhà văn Việt Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn thực hiện dự án “Công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được giải thưởng Nhà nước”. Giai đoạn thực hiện ( 2014 – 2015). Bộ sách gồm những tác phẩm của 121 tác giả được trao Giải thưởng Nhà nước qua 3 đợt, năm 2001, năm 2007 và năm 2012
Nguyễn Như Phong tên thật là Nguyễn Đình Thạc, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1917 tại Hà Nội. Nhà ông ở gần chợ Đồng Xuân, Hà Nội.(số nhà 36 phố Đồng Xuân,gia đình ông hiện vẫn còn sinh sống tại số nhà này.
Như Phong có nhiều bút danh: Như Phong, Lâm Vũ, Nguyễn Kiên Trì... Trước Cách mạng tháng tám, ông là biên tập viên các báo Thế giới, Mới và Người mới, vốn là cơ quan ngôn luận của tổ chức chính trị Đoàn thanh niên dân chủ.
Từ năm 1942, Như Phong bí mật tham gia thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc và được bầu vào Ban chấp hành hội cùng với ông Vũ Quốc Uy, Học Phi, Ngô Lê Động. Trong thời kỳ này, ông viết nhiều truyện ngắn và tiểu luận văn học đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy, Thời vụ, Mới, Người mới...
Sau Cách mạng tháng Tám, Như Phong lần lượt làm Chủ nhiệm kiêm Tổng biên tập các báo Cứu quốc khu 12, Cứu quốc khu 10, Cứu quốc liên khu ba và Cứu quốc Hà Nội.
Từ năm 1957, ông làm Trưởng ban văn hóa - văn nghệ của báo Nhân dân.
Ông viết nhiều bài phê bình, bình luận văn học trên các báo Nhân dân, Tạp chí Văn nghệ, Tạp chí Văn học. Một số tác phẩm đã xuất bản của ông bao gồm Bình luận văn học, Gõ cửa, Trường tư ngoại ô, Buổi học cuối cùng...
Nguyễn Như Phong.Bình luận văn học; Tuyển tập Như Phong, Hội Nhà văn, 2015.
Thứ Ba, 14:53 25/10/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.