Ngôn ngữ học Xã hội
Tài liệu không dừng lại ở các nội dung lí thuyết, mỗi nội dung khoa học đều được tác giả nhìn nhận, gắn với đời sống thực tế của các ngôn ngữ cụ thể, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Việt Nam như tiếng Việt - chữ Việt, tiếng nói - chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Chú trọng tới sự tương tác giữa xã hội với ngôn ngữ, vận dụng lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội, cuốn sách muốn hướng đến một bức tranh toàn cảnh về tình hình ngôn ngữ ở Việt Nam gắn với thực tiễn của xã hội Việt Nam cũng như với tập tục, thói quen văn hóa ứng xử của người Việt. Nói đến ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam không thể không nhắc đến bình diện ngôn ngữ học xã hội vĩ mô, đó là chính sách của Đảng và nước Việt Nam về ngôn ngữ bao gồm chủ trương, đường lối và các biện pháp thực thi để bảo vệ, phát triển, hiện đại hóa tiếng Việt và bảo tồn, phát huy các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
2012
Chi tiết cuốn sách gồm các nội dung sau:
Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Chương 1. Tổng quát về Ngôn ngữ học xã hội.
Chương 2. Biến thể. Cộng đồng giao tiếp. Mạng xã hội
Chương 3. Cảnh huống ngôn ngữ
Chương 4. Thái độ ngôn ngữ
Phần II. ĐA NGỮ XÃ HỘI
Chương 5. Đa ngữ xã hội và Đa thể ngữ
Chương 6. Tiếp xúc ngôn ngữ và Vay mượn từ vựng
Chương 7. Giao thoa ngôn ngữ và Lai tạp ngôn ngữ
Phần III. PHƯƠNG NGỮ XÃ HỘI
Chương 8. phương ngữ xã hội
Chương 9. Phương ngữ đô thị và Đô thị hoá ngôn ngữ
Chương 10. Ngôn ngữ và giới
Chương 11. Ngôn ngữ và chính trị
Chương 12. Ngôn ngữ và tôn giáo
Chương 13. Phương ngữ xã hội đặc thù: Tiếng lóng và ngôn ngữ mạng
Phần IV. NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI TƯƠNG TÁC
Chương 14. Ngôn ngữ học xã hội tương tác
Chương 15. Sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp
Chương 16. Lịch sự trong giao tiếp
Phần V. CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ
Chương 17. Sinh thái ngôn ngữ
Chương 18. Chính sách ngôn ngữ
Chương 19. Kế hoạch hóa ngôn ngữ
Chương 20. Lập pháp ngôn ngữ
Ngôn ngữ học Xã hội | Ngôn ngữ học qua các nền văn hóa | Ngữ âm tiếng Việt thực hành |
Thứ Tư, 14:58 19/04/2023
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.