Các làng khoa bảng Thăng Long Hà Nội

Sự xuất hiện các làng khoa bảng, các dòng họ khoa bảng của Thăng Long cũng như ở các địa phương khác trong cả nước là hệ quả của nền giáo dục Nho học, của việc tuyển bổ quan lại thông qua con đường khoa cử Nho học là chủ yếu, nhất là từ thời Lê Thánh Tông (1460-1497) trở đi

Các làng khoa bảng Thăng Long Hà Nội

Bùi Xuân Đính, Nguyễn Viết Chức

Chính trị Quốc gia

2010

Tóm tắt

Trong bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa được tạo dựng gần một thiên niên kỷ qua của Hà Nội, kể từ khi Thăng Long được chọn làm nơi "đế vương của muôn đời", có truyền thống hiếu học và khoa bảng, được kết tinh ở các làng khoa bảng.

Sự xuất hiện các làng khoa bảng, các dòng họ khoa bảng của Thăng Long cũng như ở các địa phương khác trong cả nước là hệ quả của nền giáo dục Nho học, của việc tuyển bổ quan lại thông qua con đường khoa cử Nho học là chủ yếu, nhất là từ thời Lê Thánh Tông (1460-1497) trở đi.

Đi học, đi thi, mong đỗ đạt để không chỉ được nêu tên trên bảng vàng, được "võng anh đi trước, võng nàng theo sau", sau đó được bổ làm quan, có thể thay đổi hẳn cuộc sống của bản thân và gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho tương lai của con cái mà còn vì lý tưởng cao cả muốn được thi thố tài năng với đời của các kẻ sĩ.

Đó là động cơ thôi thúc bao người khắc phục khó khăn để học tập trong sự khích lệ, giúp đỡ của gia đình, họ hàng, làng xóm, qua lệ khuyến học của làng và của từng dòng họ (như miễn phu phen tạp dịch, cấp ruộng học điền, tổ chức đón rước vinh quy về làng, biếu mừng tiền, ruộng, ban vị trí ngôi thứ cao ở đình là).

Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội đã cung cấp cho đất nước một số lượng lớn nhân tài, đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong bộ máy nhà nước phong kiến các cấp.

Thống kê sơ bộ, trong 11 làng có 2 người giữ chức Tể tướng, Tham tụng; 11 người giữ chức Thượng thư, 15 người phụng mệnh đi sứ. Nhiều trường hợp, cha con anh em cùng làm quan đại thần trong triều. Nhiều người thật sự có tài, có nhiều công lao trong việc xây dựng triều chính, đóng góp xây dựng đất nước, chẳng hạn, Nguyễn Thực (làng Vân Điềm), giữ chức Tán trị công thần, Tham tụng, con là Nguyễn Nghi cùng làm Thượng thư dưới triều Lê Thế Tông. Nguyễn Quốc Trinh (làng Nguyệt Áng) đi sứ đàm phán thành công để nhà Minh cho gộp 2 kỳ tiến cống làm một (năm 1667) Nhiều người nổi tiếng về văn học như Phan Phù Tiên (Đông Ngạc), Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm (Tả Thanh Oai) Nhiều người là tấm gương sáng về đạo lý làm người, được sử sách ghi nhận. Nhiều người trở thành "biểu tượng" và là niềm tự hào không chỉ của gia đình, dòng họ mà còn của làng quê họ.

Trích dẫn

Bùi Xuân Đính, Nguyễn Viết Chức. Các làng khoa bảng Thăng Long Hà Nội, Chính trị Quốc gia, 2010.

Bộ sưu tập

Lịch sử - Địa lý

Tài liệu liên quan

Các làng khoa bảng Thăng Long Hà NộiTôn Trung Sơn - Cách mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam - Trung QuốcHải Phòng: Di tích - Danh thắng xếp hạng Quốc Gia

Các làng khoa bảng Thăng Long Hà Nội

Tôn Trung Sơn - Cách mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Hải Phòng: Di tích - Danh thắng xếp hạng Quốc Gia

Mã QR

Các làng khoa bảng Thăng Long Hà Nội

Nội dung

  • Thứ Năm, 14:30 08/07/2021