Bảo hộ lao động và Kỹ thuật an toàn điện
Bảo Hộ Lao Động Và Kỹ Thuật An Toàn Điện được biên soạn với mong muốn góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đào tạo đại học và cao đẳng ở nước ta. Các phần lý thuyết quan trọng đều có những minh họa bằng các bài toán ví dụ giúp bạn đọc dễ hiểu nhất
2008
Khi nền kinh tế nước ta đã bước vào quá trình hội nhập quốc tế, thì lẽ tất yếu là các yêu cầu kỹ thuật cũng phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Để đáp ứng sự phát triển nhanh của nền kinh tế, phù hợp với quá trình hội nhập, hàng loạt tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, trong đó, đặc biệt là các tiêu chuẩn về an toàn đang được hoàn thiện và sửa đổi.
Rất nhiều chương trình môn học ở các trường đại học, cao đẳng đang có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp.
Nội dung cuốn sách bao gồm:
Module I - Bảo hộ lao động gồm có 4 chương:
+ Chương I: Đại cương về bảo hộ lao động với những khái niệm cơ bản, các phương pháp phân tích, điều khiển và tổ chức bảo hộ lao động;
+ Chương 2: Vi khí hậu, với nội dung cơ bản về khí hậu, các biện pháp cải thiện vi khí hậu ở nơi làm việc;
+ Chương 3: Bảo vệ chống tiếng ồn và chống rung, trình bày những tác hại của ồn và rung đối với người lao động và các giải pháp bảo vệ;
+ Chương 4: Bảo vệ chống ảnh hưởng của trường điện từ, trình bày các nguồn sinh ra trường điện từ, ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể người và các biện pháp bảo vệ.
Module II - Kỷ thuật an toàn điện, bao gồm 6 chương:
+ Chương 5: Phân tích tác động của dòng điện đối với cơ thể người, trình bày ảnh hưởng của dòng điện và các tiêu chuẩn an toàn điện;
+ Chương 6: Phân tích an toàn trong các mạng điện, trình bày phương pháp đánh giá mức độ nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với các phần tử mạng điện;
+ Chương 7: Bảo vệ chống tiếp xúc điện, trình bày các biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp;
+ Chương 8: Bảo vệ nối đất, phân tích vai trò của bảo vệ nối đất, các phương pháp tính toán bảo vệ nối đất, các phương pháp đo điện trở nối đất;
+ Chương 9: Bảo vệ nối dây trung tính và nối đất lặp lại, phân tích vai trò của bảo vệ nối dây trung tính và nối đất lặp lại, các điều kiện thực hiện bảo vệ;
+ Chương 10: Cắt bảo vệ, giới thiệu các thiết bị và sơ đồ cắt bảo vệ, phương pháp tính toán đối với các loại sơ đồ khác nhau.
Module III gồm 2 chương:
+ Chương 11: Kỹ thuật phòng chống cháy nổ.
+ Chương 12: Xác định xác suất cháy nổ.
Trần Quang Khánh, Bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn điện, Khoa học và kỹ thuật, 2008
Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA (7510303)
Ngành CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ (7510301) |
Bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn điện | Cơ sở lý thuyết điều khiển tự động | Công nghệ vật liệu điện tử |
Thứ Sáu, 22:49 11/02/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.