Người Mạ ở Việt Nam (The Ma in Việt Nam)
Cuốn sách là những bài viết, hình ảnh phản ánh sinh động, chân thực về đời sống vật chất và tâm linh của tộ người Mạ.
2015
Cư dân Mạ là một trong 6 tộc người bản địa trong nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me ở Nam Tây Nguyên và là 1 trong 21 tộc người trong nhóm ngôn ngữ này ở Việt Nam. Địa bàn cư trú chủ yếu của người mạ là khu vực tây – nam lâm Đồng và bắc Đồng nai trên lưu vực của sông Đồng Nai, , tiếng mạ là Đạ Đơng cùng các chi lưu của nó. Những huyền thoại tronng dân gian Mạ còn le lói cho thấy nơi đây đã từng tồn tại một “công quốc Mạ”
Lịch sử và văn hóa ở vùng Nam Tây Nguyên nói chung, ở nếp sống Mạ nói riêng đã trải qua nhiều biến động. Nhưng cho đến nay, họ vẫn còn bảo lưu được không ít những phong tục truyền thống kì bí trên tiến trình phát triển của lịch sử.
Đồng bào Mạ là cư dân nông nghiệp, giao trồng lúa rẫy, tôn thờ mẹ lúa, nhưng vẫn giữ gìn tục hiến sinh trâu để nhớ lại mọt thời đại lấy việc săn bắt được những con thú lớn làm trọng. Ngôi nhà ở của họ là nhà sàn dài, có qui mô lớn, nhưng bảo lưu dấu vết của các vòm hang động thông qua kiến trúc “pôồngme” ( Cửa mẹ). Gia đình Mạ được tổ chức theo dòng cha ( phụ hệ) nhưng những tập quán của quan hệ mẫu quyền vẫn tồn tại không ít…
Người Mạ là một tronng những tộc người rất kiên cường, bất khuất trong việc bảo vệ quê hương, giữ gìn buôn rẫy, bảo vệ cuộc sống tự do và bình yên của xứ sở
Cuốn sách là những bài viết, hình ảnh phản ánh sinh động, chân thực về đời sống vật chất và tâm linh của tộ người Mạ.
Nội dung cuốn sách gồm:
- Nguồn gôc và phân bố dân cư
- Buôn làng, Nhà ở.
- Nguồn sống
- Y phục, trang sức
- Phong tục, lễ hội
Phạm Tuân. Người Mạ ở Việt Nam (The Mạ in Việt Nam), Thông Tấn, 2015
Người Cơ Ho ở Tây Nguyên Việt Nam ( The Cơ Ho in the Central Highlands of Việt Nam) |
Thứ Bảy, 13:33 19/11/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.