Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay
Tài liệu trình bày một số vấn đề chung về hợp đồng tín dụng: Khái niệm về tín dụng hợp đồng tín dụng, đặc trưng, các loại, điều kiện có hiệu lực, nội dung cơ bản, hiệu lực và cơ cấu của văn bản hợp đồng tín dụng. Biện pháp đảm bảo tiền vay: Những vấn đề chung về đảm bảo tiền vay; hiệu lực của giao dịch đảm bảo; tài sản đảm bảo tiền vay; các biện pháp bảo đảm tiền vay. Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay: Xử lý tài sản đảm bảo; thứ tự thực hiện ưu tiên thanh toán; thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lý tài sản đảm bảo tiền vay.
2012
Tín dụng là một trong những chức năng cơ bản trong hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Ra đời cùng với sự xuất hiện tiền tệ, tín dụng thực chất là quan hệ vay mượn để đáp ứng nhu cầu cho một chủ thể nhất định khi họ cần một lượng hàng hóa (vốn) cho tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh mà chưa có tiền hoặc số tiền đã có chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó.
Hợp đồng tín dụng là một căn cứ pháp lý mà qua đó, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác thực hiện hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay luôn là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức tín dụng. Hầu hết, trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng thì hoạt động cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu.
Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động cho vay cũng luôn là một rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Để tránh điều này, ngoài việc cần có chuyên môn vững về tài chính, ngân hàng, cán bộ tín dụng ngân hàng còn cần nắm vững các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng, về biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như các quy định của pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay.
Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang. Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay, Tư Pháp, 2012.
Bộ sưu tập số Lĩnh vực Kinh tế
Giáo trình phân tích đầu tư chứng khoán | International Management |
Thứ Hai, 14:49 22/08/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.