Chiến lược Hưng biên phú dân của Trung Quốc
Nội dung cuốn sách gồm: chiến lược Hưng biên phú dân của Trung Quốc; quá trình thực hiện ở hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giai đoạn 2000-2006; một số nhận xét về chiến lược Hưng biên phú dân ở Trung Quốc và liên hệ với Việt Nam
2009
Trung Quốc là quốc gia láng giềng của Việt Nam, là quốc gia đa dân tộc ( Tộc người) ở Châu Á. Trong các dân tộc của Trung Quốc, dân tộc Hán chiếm thành phần chủ yếu còn lại các dân tộc khác được goi là dân tộc thiểu số. về phân bố tự nhiên, người Hán tập trung cư trú tại vùng đồng bằng và thung lũng, các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống tại vùng núi cao và biên giới, nên tuy dân số ít nhưng lại cư trú trên một diện tích rộng lớn chiếm tới gần 60% diện tích đất nước. Dân tộc thiểu số cảu các tỉnh và và khu tự trị thuộc vùng biên giới chiếm 50% dân số của các tộc thiểu số cả nước. Đặc điểm cư trú dẫn đến một thực tế là dân tộc Hán có trình độ kinh tế - xã hội phát triển cao hơn các dân tộc thiểu số. Các số liệu điều tra cho thấy vùng sinh sống của các tộc thiểu số có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước.
Đứng trước tình hình đó, vào những năm 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã đề ra chiến lược khai thác và phát triển miền Tây, nhằm từng bước đưa miền Tây tiến kịp các vùng kinh tế khác, đặc biệt là giảm bớt khoảng cách chênh lệch so với khu vực miền Đông. Bước sang thế kỷ mới, trong báo cáo chính trị tại ĐH XVI của Đảng CS Trung Quốc(8/11/2001) đã tái khẳng định “Thực hiện chiến lược lớn khai thác và phát triển miền Tây, có quan hệ đến các đại cục phát triển của cả nước, đến đoàn kết dân tộc và sự ổn định biên cương”. Điều này khẳng định lại lại mục tiêu khai thác và phát triển khu vực miền Tây, xem đây là nhiệm vụ chiến lược trọng điểm trong thế kỷ XXI.
Đồng thời Trung Quốc đã đề ra kế hoạch tổng thể về chiến lược khai thác phát triển miền tây trong thời gian 50 năm được chia ra từng gia đoạn:
Giai đoạn I 9 2000 – 2010): Thông qua các hạng mục sơ sở hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái, bước đầu thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư;, hạn chế và khắc phục tình trạng xâm hại môi trường.
Gia đoạn II ( 2011 – 2030)Mục tiêu phấn đấu trong gia đoạn này là phát triển một bước đáng kể toàn bộ các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; thực hiện đo thị hóa trên 50% các vùng thuộc khu vực miền Tây.
Gia đoạn II ( 2031 – 2049): Mục tiêu cuối cùng này, là thúc đẩy toàn diện công cuộc hiện đại hóa, trong đó một số vùng sẽ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, còn các vùng còn lại sẽ đi đúng quỹ đạo của quá trình hiện đại hóa
Nguyễn Văn Căn (Ch.b). Chiến lược Hưng biên phú dân của Trung Quốc, Từ điển Bách Khoa, 2009.
Thứ Hai, 11:05 20/03/2023
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.