70 năm thi đua yêu nước 1948-2018 Ban Thi đua khen thưởng Trung ương
Cuốn sách tổng kết những bài học kinh nghiệm và thành quả của phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ lịch sử, đầy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua khen thương....
2018
Sau chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, để động viên mọi lực lượng phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, Ban Thường vụ Trung ương đã ra chỉ thị Phát động phong trào thi đua ái quốc. Chỉ thị vạch rõ: “Mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công” và thi đua ái quốc là “vì nước, vì nòi”.
Do đó, ngày 11/6/1948, nhân kỷ niệm 1000 ngày Nam Bộ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Người muốn toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua ái quốc là diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Hưởng ứng Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua ái quốc được phát động và lan rộng khắp vùng miền, cuốn hút, cổ vũ, động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước thi đua hăng say lao động, sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống giặc đói; thi đua học tập, xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt và dũng cảm ngoan cường trong chiến đấu diệt giặc ngoại xâm…
Các phong trào thi đua trong kháng chiến, kiến quốc đã góp phần to lớn cho cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954), làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Từ nền tảng thi đua này, nhân dân cả nước tiếp tục thực hiện phong trào thi đua khôi phục và phát triển kinh tế; phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước đến phong trào vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Các phong trào thi đua phát triển liên tục góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bước sang thời kỳ đổi mới, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua yêu nước phát triển mạnh mẽ, rộng khắp. Qua các phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua, các điển hình tiên tiến trong cả nước. Thi đua yêu nước thực sự đã đem lại nhiều thành tựu rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế…
Cuốn sách gồm 5 phần chính:
- Thi đua yêu nước trong kháng chiến, kiến quốc (1945 - 1954)
- Thi đua yêu nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1955 - 1975);
- Thi đua yêu nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1976 - 1985).
- Thi đua yêu nước trong 15 năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2000).
- Thi đua yêu nước trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới giai đoạn 2001 - 2018
Ban thi đua khen thưởng Trung ương. 70 năm thi đua yêu nước 1948-2018 Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, Thông tấn, 2018
70 năm thi đua yêu nước 1948-2018 Ban Thi đua khen thưởng Trung ương |
Thứ Năm, 10:18 17/11/2022
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.