Tổng quan về thư viện

Giới thiệu Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Công nghiệp Hà Nội

Trung tâm Thông tin Thư viện là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

I. Cơ cấu tổ chức

1. Ban lãnh đạo trung tâm

Giới thiệu Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM: TS. NGÔ ĐỨC VĨNH

SĐT: +84 243 765 5121 (Máy lẻ: 800); Email: ngoducvinh@haui.edu.vn

Giới thiệu Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

PHÓ GIÁM ĐỐC: ThS. NGUYỄN MINH TÂN

SĐT: +84243 765 5121 (Máy lẻ: 809); Email: tannm@haui.edu.vn

2. Các tổ chuyên môn

- Tổ Dịch vụ thông tin: Tổ trưởng ThS.Trần Thị Anh Đào;

SĐT: +84243 765 5121 (Máy lẻ: 801); Email:daotta@haui.edu.vn

- Tổ Tài nguyên thông tin: Tổ trưởng ThS. Nguyễn Thị Mai;

Email:maint@haui.edu.vn

- Tổ Quản trị, phát triển tài nguyên số: Tổ trưởng ThS. Phan Quang Thịnh;

Email:thinhpq@haui.edu.vn

Tổng số cán bộ, nhân viên của trung tâm là 26, làm việc tại 3 cơ sở.

II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

* Chức năng

Tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng nhà trường về tổ chức, quản lý, nghiên cứu phát triển, khai thác hệ thống thông tin - thư viện; thu thập, bảo quản, quản lý, cung cấp, phổ biến thông tin, tư liệu khoa học và hỗ trợ khai thác nguồn thông tin cho viên chức, người lao động và người học của Nhà trường; thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức, hoạt động của Nhà trường.

* Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về phát triển hệ thống thông tin, tài liệu phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Nhà trường. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình Hiệu trưởng nhà trường ban hành các nội quy, quy định về công tác thông tin - thư viện của Trường.

2. Tham mưu, đề xuất Hiệu trưởng nhà trường bổ sung, phát triển nguồn sách, tài liệu, thông tin trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường.

3. Quản lý các tài liệu do Nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của viên chức, người lao động và người học, bài giảng và các dạng tài liệu khác của Nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện;

4. Tổ chức sắp xếp, lưu trữ, thanh lọc khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư­ nát theo quy định của pháp luật và của Nhà trường, bảo quản kho tài liệu, cơ sở dữ liệu bao gồm các loại hình ấn phẩm và vật mang tin của Nhà trường.

5. Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thông tin - thư viện; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về khoa học Thư viện; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hoá; phục vụ, hướng dẫn cho viên chức, người lao động và người học của Nhà trường khai thác, tìm kiếm, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin của Nhà trường và các nguồn tin bên ngoài.

6. Phát triển không gian học nhóm, tự học phục vụ người học trong khuôn viên Trung tâm. Xây dựng thư viện số: Số hóa giáo trình, tài liệu; thu thập và xây dựng tài liệu truy cập mở; quản trị thư viện số theo kế hoạch và quy định của Nhà trường;

7. Tổ chức thực hiện các dịch vụ phục vụ người học, viên chức người lao động (đọc tại chỗ, cho mượn về nhà…) phù hợp với từng đối tượng sử dụng thư viện; thực hiện dịch vụ (bao gồm dịch vụ có thu) cung cấp thông tin, sao chép tài liệu và sử dụng hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật và quy định của Nhà trường;

8. Tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực thông tin thư viện: Liên kết hợp tác với các thư­ viện, tổ chức cá nhân trong nư­ớc và nư­ớc ngoài về tiếp nhận tài trợ, viện trợ, trao đổi nguồn lực thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, tham gia các mạng thông tin phù hợp với quy định của Nhà trường và pháp luật;

9. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các sự kiện phát triển văn hóa đọc, trao đổi thông tin, kết nối với bạn đọc như: Ngày sách & văn hóa đọc Việt Nam, hội nghị bạn đọc, hội thảo, tọa đàm về sách và văn hóa đọc;

10. Hoạt động tổ chức, quản lý, sử dụng đội ngũ nhân sự thuộc Trung tâm

a) Quản lý viên chức, người lao động, bố trí, phân công công việc hợp lý để phát huy năng lực viên chức, người lao động thuộc đơn vị theo phân cấp của Hiệu trưởng nhà trường;

b) Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự, quy mô của đơn vị; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ viên chức, người lao động và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;

c) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, người lao động; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức, người lao động trong đơn vị;

d) Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, người lao động trong đơn vị;

11. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các tài sản được Nhà trường giao (bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, khoa học công nghệ, phần mềm, dữ liệu, thông tin…) theo quy định của pháp luật và Nhà trường;

12. Xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của đơn vị phù hợp với hệ thống đảm bảo chất lượng chung của Nhà trường;

13. Tham gia các hoạt động truyền thông, xây dựng, quảng bá thương hiệu và văn hóa Đại học Công nghiệp Hà Nội;

14. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo chức năng, nhiệm, nhiệm vụ của đơn vị;

15.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường.

III. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn tài nguyên học liệu

Trung tâm Thư viện Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội gồm 3 cơ sở với tổng diện tích hơn 6456 m2, hệ thống các phòng chức năng đa dạng với 12 phòng đọc và 14 phòng chức năng khác, thiết kế theo hướng mở, liên kết với nhau theo sơ đồ bố trí một cách thuận lợi nhằm phục vụ giáo viên, sinh viên trong hoạt động giảng dạy, học tập và NCKH. Thư viện đang sử dụng phần mềm Libol 8.0 để quản lý nghiệp vụ, ứng dụng Libol Bookworm để khai tác tài liệu số, trang http://thuvienso.haui.edu.vn/ để kết nối, chia sẻ với các liên kết. Các dịch vụ, tài nguyên, kết nối của Thư viện được tích hợp tại trang chủ https://lic.haui.edu.vn/vn.

Thư viện được trang bị đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài cho tất cả các đối tượng bạn đọc, với hơn 32.166 đầu sách (trung bình 678 đầu sách/ngành đào tạo), trên 162.026 bản (trung bình 5.2 bản/người học). Thư viện hiện có 38 đầu Tạp chí; Cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử với gần 14.426 tài liệu số, 53 CSDL truy cập mở và 01 CSDL tài chính FiinProX; Số lượng sách và tài liệu tham khảo của thư viện đảm bảo đủ theo danh mục các học phần được xác định trong chương trình đào tạo nhà trường đang thực hiện ở mức 1 học phần có ít nhất 1 giáo trình và 3 tài liệu tham khảo.

Hệ thống wifi được lắp đặt miễn phí phục vụ bạn đọc trong toàn bộ không gian Thư viện; Trang bị 236 bộ máy tính cấu hình mạnh được nối mạng LAN, mạng Internet đường truyền tốc độ cao phục vụ bạn đọc học tập, tra cứu và tìm kiếm thông tin tài liệu. Thư viện thực hiện kết nối với các thư viện khác thuộc hệ thống Liên hiệp Thư viện các trường Đại học khu vực phía Bắc, hệ thống Thư viện quốc gia, Thư viện các trường Đại học Kỹ thuật trong nước... nhằm tăng cường trao đổi thông tin, học hỏi nghiệp vụ và tăng nguồn tư liệu phục vụ bạn đọc. Trong đó, số thư viện điện tử liên kết ngoài trường kết nối thông qua Trung tâm Tri thức số của NALA là: 83; qua trang thuvienso.haui.edu.vn: 82; liên kết với Thư viện ĐHQG Hà Nội, Thư viện Đại học Sao đỏ.

Hàng năm Nhà trường đều dành nguồn kinh phí đầu tư cho Thư viện như: cơ sở vật chất, trang thiết bị và mua bổ sung tài liệu: tài liệu nội sinh, luận văn, luận án, giáo trình nội bộ, tài liệu tham khảo, tài liệu điện tử. Ngoài những nguồn tài liệu được mua bổ sung,Thư viện còn tiếp nhận tài liệu đến từ các nguồn khác như: Nguồn tài liệu được tặng hàng năm từ các tổ chức khác như Quỹ Châu nhận các nguồn tài liệu được trao tặng như từ Quỹ sách Châu Á, tập đoàn Denso Việt Nam. Cơ sở vật chất và các nguồn tài liệu đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên với mức hài lòng khi đến sử dụng các sản phẩm dịch vụ Thông tin Thư viện của nhà trường. Trung tâm thực hiện công khai các thủ tục quy trình làm việc cùng với việc minh bạch thông tin, nội quy, quy định và hướng dẫn tra cứu tìm tài liệu.

Thư viện đã thiết lập các kênh liên lạc, tương tác với bạn đọc: Facebook, Zalo OA, Website, Youtube. Đặc biệt, Zalo OA đã tích hợp hầu hết các dịch vụ của Thư viện, bạn đọc có thể truy cập, sử dụng và khai thác thư viện. Hàng năm, thư viện tiến hành khảo sát lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan nhằm đánh giá mức độ hài lòng, đầy đủ nguồn học liệu, cơ sở vật chất phục vụ tra cứu. Nội dung khảo sát tập trung vào việc đánh giá mức độ hài lòng, đầy đủ nguồn học liệu, cơ sở vật chất phục vụ tra cứu. Kết quả khảo sát giúp Thư viện khắc phục những hạn chế và tồn tại góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của Thư viện

IV. Địa chỉ liên hệ:

Cơ sở 1: Nhà A11 - Khu A, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 1,2 Nhà B8 - Khu B, Phường Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 3: Tầng 3 Nhà C18 - Khu C, Phường Lê Hồng Phong, Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Hotline: 0815.366.768

Email: lic.haui.edu.vn@gmail.com